1.Sâu răng
Sâu răng là một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới trong đó có nước ta. Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng rất thường gặp ở trẻ em do vệ sinh răng không tốt, thường xuyên ăn vặt và uống đồ uống có đường…. Nếu không được điều trị sâu răng có thể gây ra đau răng nặng, nhiễm trùng, viêm quanh cuống hoặc rụng mất răng và các biến chứng khác.
“Sâu răng gây đau răng, gây buốt khi ăn hoặc uống nóng lạnh, đau khi cắn xuống, hoặc có mủ quanh răng, nhìn thấy lỗ ở răng… Các biến chứng có thể bao gồm: áp xe răng, mất răng, bị hỏng răng. Vì vậy, nếu thấy các triệu chứng như sưng nướu, chảy máu, mủ quanh răng, hơi thở có mùi hôi… cần tới bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị thích hợp.” – Phạm Hữu – Bs tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Một số biện pháp sau có thể giúp phòng, chống sâu răng
- Đánh răng sau khi ăn hoặc uống: Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và sau mỗi bữa ăn, sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride. Để làm sạch kẽ răng, xỉa hoặc sử dụng chỉ làm sạch kẽ răng. Nếu không thể chải sau khi ăn, ít nhất là cố gắng rửa miệng với nước.
- Khám nha sĩ thường xuyên: Ngoài việc vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày, cần đi kiểm tra răng miệng thường xuyên, để giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng hoặc phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng để xử lý kịp thời.
- Tránh ăn uống vặt thường xuyên: Bất cứ khi nào ăn hoặc uống cái gì khác ngoài nước, sẽ giúp miệng tạo ra các axít và phá hủy men răng. Nếu ăn hoặc uống trong suốt cả ngày, răng bị tấn công liên tục dễ bị sâu răng. Vì vậy không nên ăn vặt.
- Nên ăn các loại thực phẩm cho sức khỏe răng: Một số thực phẩm và đồ uống có tác dụng tốt hơn cho răng như phô mai có thể giúp ngăn ngừa sâu răng, cũng như trái cây và rau quả, làm tăng lưu lượng nước bọt…
2.Viêm nướu (lợi) răng
Viêm nướu là một bệnh nha chu, trong đó mảng bám là nguyên nhân gây kích ứng, mẩn đỏ và gây viêm sưng nướu răng. Viêm nướu có thể dẫn đến các bệnh tụt lợi làm hở cổ răng rồi sâu răng v..v..
Viêm nướu (lợi) răng
Theo mục bệnh lý nội khoa thì, nguyên nhân thường gặp của viêm nướu là vệ sinh răng miệng kém dẫn đến hình thành mảng bám. Khi nướu răng khỏe mạnh là chắc và màu hồng nhạt. Nếu nướu răng sưng húp, nâu sẫm đỏ và dễ chảy máu, có thể đã viêm nướu. Bệnh viêm lợi ít khi gây đau đớn, vì thế người bệnh bị viêm lợi nhiều khi không biết. Các dấu hiệu cảnh báo viêm nướu gồm: sưng nướu răng, nướu răng sưng húp, mềm, lợi teo rút. Nướu răng chảy máu một cách dễ dàng khi dùng bàn chải hoặc dùng chỉ nha khoa. Người bị viêm nướu răng thường có hơi thở hôi.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu bao gồm:Sử dụng thuốc lá, bệnh tiểu đường, người lớn tuổi, suy giảm miễn dịch, dùng thuốc, một số virus và nhiễm nấm, khô miệng, nội tiết thay đổi, dinh dưỡng kém.
Nếu không điều trị viêm nướu có thể tiến triển đến bệnh nướu răng, lây lan đến các mô cơ và xương,nghiêm trọng hơn nhiều có thể dẫn đến mất răng.
3.Hôi miệng
Có nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng như: do thức ăn thức ăn dắt vào răng không được lấy ra, một số thực phẩm có mùi như hành, tỏi…, các vấn đề về nha khoa như vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu, do dùng thuốc, do bệnh lý viêm mũi, họng, hút thuốc lá…
Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng. Tuy nhiên, cần chú ý tới một số biện pháp có thể khắc phục chứng hôi miệng bằng cách vệ sinh răng miệng hàng ngày , hoặc dùng chỉ nha khoa đúng cách loại bỏ thức ăn và mảng bám giữa các răng ít nhất một lần một ngày và uống nhiều nước.
4.Khô miệng
BS Phạm Hữu (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết: Khô miệng là tình trạng thiếu nước bọt kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và sức khỏe của răng miệng. Vì tác dụng của nước bọt sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách hạn chế vi khuẩn phát triển. Nước bọt giúp ăn ngon miệng và làm cho dễ dàng hơn để nuốt. Ngoài ra, enzym trong nước bọt vào trợ giúp tiêu hóa.
-Khô miệng có nhiều nguyên nhân, bao gồm: dùng thuốc (một số loại thuốc dùng trong điều trị bệnh có thể có tác dụng phụ gây khô miệng như các thuốc điều trị trầm cảm và lo âu, thuốc kháng histamine thuốc bệnh Parkinson, lão hóa tuổi già,hút thuốc lá, Ngáy và thở bằng miệng mở cũng là nguyên nhân gây khô miệng..
Hệ lụy của khô miệng có thể gây các triệu chứng sau đây: khô trong miệng, có vết loét hoặc nứt da ở các góc miệng, nứt môi, hơi thở hôi, khó nói, nuốt, viêm họng, cảm giác thay đổi hương vị, nhiễm nấm trong miệng, tăng mảng bám, sâu răng và bệnh nướu răng.
5.Nấm miệng
Thường là do nấm Candida gây nên. Nấm Candida tích tụ trên niêm mạc miệng, có màu trắng thường ở lưỡi hoặc má trong, gây tổn thương răng miệng. Các tổn thương có thể bị đau và có thể chảy máu một chút khi cạo ra. Đôi khi nấm có thể lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng.
-Bất cứ ai cũng có thể bị nấm miệng nhưng trẻ nhỏ,sơ sinh, những người đeo răng giả, sử dụng corticosteroid hít hoặc có tổn thương hệ thống miễn dịch như người nhiễm HIV/AIDS thường hay mắc nấm miệng hơn.
-Đối với người đang khỏe mạnh thì nấm miệng là một vấn đề nhỏ, nhưng ở những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, các triệu chứng của bệnh nấm miệng có thể nặng hơn và khó kiểm soát.
-Ngoài việc dùng thuốc chống nấm, cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Tránh dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt làm thay đổi cân bằng vi khuẩn có lợi trong miệng. Không dùng chung bàn chải đánh răng.
Nguồn: BS Phạm Hữu – benhlyxuongkhop.net (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)