Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Bệnh đái tháo đường bị lây qua những con đường nào?

Đây cũng chính là nỗi băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người khi phát hiện người thân trong gia đình mắc bệnh. Cùng lắng nghe lý giải của chuyên gia để phòng tránh và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường bị lây qua những con đường nào?

Bệnh đái tháo đường có bị lây không?

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là một căn bệnh có tỷ lệ mắc và biến chứng cực kỳ cao trên toàn thế giới. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO thì bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính glucid, protid và lipid. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra hiện tượng trên là thiếu insulin hoặc insulin kém chất lượng. Đây là một trong những bệnh chuyển hóa phổ biến nhất hiện nay. Theo định nghĩa một cách đơn giản hơn thì khi nguồn nguyên liệu chính là Glucose đi vào cơ thể (hay còn gọi là đường máu) thì để giúp cơ thể hoạt động bình thường thì cần phải chuyển hóa hết thành năng lượng. Nếu muốn quá trình diễn ra bình thường thì cần đến một yếu tố rất quan trọng đó là một nội tiết tố do tuyến tụy sản xuất ra, đó là insulin. Vì thế, nếu cơ thể không thể sản xuất đủ insulin và/hoặc insulin hoạt động kém thì lượng đường máu tăng rất cao khiến cho bệnh nhân đái tháo đường gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thông qua cơ chế gây ra bệnh đái tháo đường, có thể khẳng định chắc chắn bệnh thái đáo đường không lây từ người này sang người khác. Hơn nữa, đây cũng không phải là bệnh truyền nhiễm nên rất an toàn khi chăm sóc và tiếp xúc cũng như quan hệ tình dục. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo cần lưu ý đến một số loại virut có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin  như virut sởi, quai bị…. có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin và khiến cho bệnh đái tháo đường nặng nền hơn.

Bệnh đái tháo đường có bị lây không?

Làm thế nào để phòng chống nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trẻ?

Quan niệm chỉ có người già mới có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là hoàn toàn sai lầm. Vì hiện nay, tỷ lệ người trẻ, trẻ sơ sinh và phụ nữ bị thai bị tiểu đường rất nguy hiểm. Hiện tại đến thời điểm này vẫn chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh đái tháo đường. Ngoại trừ một số trường hợp bệnh nhân đái tháo đường thứ phát do những bệnh khác thì sau khi chữa khỏi bệnh chính thì bệnh đái tháo đường cũng sẽ tự ổn định hơn.

Theo đó, chưa có thuốc Đông Y gia truyền nào khẳng định và có cơ sở chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bệnh nhân đái tháo đường ngày càng có nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị tốt hơn để có cuộc sống như người bình thường. Tương tự như bệnh lý về xương khớp muốn chữa dứt điểm cần tìm ra căn nguyên bệnh. Bệnh đái tháo đường muốn khỏi thì phải giữ đường máu ở mức ổn định thường xuyên lâu dài và dần dần đi vào ổn định. Với những phương pháp dưới đây:

Làm thế nào để phòng chống nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trẻ?

Trên đây là những cách thức cực kỳ đơn giản giúp bạn và người thân phòng tránh nguy cơ mắc đái tháo đường rất hiệu quả.

Trang Minh