Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Các yếu tố nguy cơ và dinh dưỡng của người tăng huyết áp

Chẩn đoán tăng huyết áp

Chẩn đoán tăng huyết áp

Tăng huyết áp là sự chênh lên của áp lực máu tâm thu, tâm trương hoặc cả hai trên mức bình thường. Theo ACC- AHA  2017 xác định ngưỡng tăng huyết áp khi Huyết áp tâm thu 130 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 80 mmHg trở lên và huyết áp mục tiêu là nhỏ hơn 130/80 mmHg. Việc đo và chẩn đoán tăng huyết áp theo tiêu chuẩn, hướng dẫn cụ thể của Bộ.

Khởi trị tăng huyết áp cần có sự chẩn đoán và quyết định của bác sĩ, cân nhắc cũng các bệnh lý đi kèm: bệnh mạch vành, bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn tính….

Thuốc khởi trị tăng huyết áp cân nhắc lựa chọn trong 4 nhóm: ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin, chẹn kênh Canxi, lợi tiểu nhóm Thiazid.

Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp là gì?

Ăn giàu Natri (ăn nhiều muối): quần thể có đặc tính ăn mặn có huyết áp cao hơn quần thể có tập tính ăn nhạt.

Tăng cân và béo phì: có thể ảnh hưởng mức huyết áp ngay từ nhỏ

Sử dụng nhiều rượu, bia: Người uống rượu điều độ mỗi ngày, làm yếu tố nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành tới 30 -40%. Tuy nhiên, nếu uống quá mức 5 lần chuẩn, thì nguy cơ tăng huyết áp cao, tai biến mạch máu não liên quan đến uống rượu nhiều.

Thuốc lá: Nguy cơ chính cho bệnh tim mạch và không sử dụng dưới bất kì hình thức nào. Nguy cơ tăng theo từng điếu.

Hoạt động thể lực: hoạt động lực như đi bộ nhanh hoặc bơi lội có hiệu quả hạ áp tốt hơn, các hoạt động thể lực mạnh: chạy bộ, mang vác nặng hiệu quả không cao.

Yếu tố tâm lý, stress và tình trạng kinh tế xã hội làm nguy cơ tăng cao tỉ lệ tăng huyết áp (luôn căng thẳng, điều kiện kinh tế đói kém).

Một số loại thuốc: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid, chất kích thích, thuốc thông mũi ….là những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp.

Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp là gì?

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tăng huyết áp ra sao?

Nguyên tắc

Ăn nhạt hơn bình thường: người lớn nên ăn <6 g muối mỗi ngày (1500mg Na+ mỗi ngày). Cân nhắc việc ăn uống thêm gia vị và nước chấm (1 thìa nước mắm 5ml chứa khoảng 1g muối, 1,5g gia vị chứa 1g muối). Bột ngọt hiện nay được khuyến cáo là an toàn, sử dụng bột ngọt làm giảm khẩu phần muối trong bữa ăn.

Giảm Lipid đặc biệt người béo, ăn nhiều rau xanh, hoa quả nhất là loại giàu vitamin C, E…, nên uống nước râu ngô, chè sen, nước hoa hòe.

Uống rượu ở mức trung bình: ≤2 cốc chuẩn với nam, ≤ 1 cốc chuẩn với nữ (1 cốc chuẩn chưa 13.6g ethanol tương đương 355ml bia (5%), 148ml rượu vang (12%), 44ml rượu mạnh (40%)). Ăn nhiều thực phẩm giàu Kali.

Duy trì luyện tập thể lực: aerobic, đi bộ nhanh hoặc bơi lội 30 – 35 phút/ngày, 3-4 lần/tuần. (90-150 phút mỗi) tuần

Mỗi một biện pháp có thể giảm từ 3 – 8mmHg HATT, 1 – 4mmHg HATTr. Ăn thực phẩm tươi, ngũ cốc, chế độ ăn nghèo Lipid và giảm muối huyết áp giảm 11.4/5.5mmHg.

Những bệnh nhân cần được cân nhắc thuốc chống viêm giảm đau không steroid, thuốc làm thông mũi hay amphetamin (thuốc chống rối loạn tăng động thiếu chú ý).

Giảm cân: duy trì chỉ số khối cơ thể BMI từ 18.5 đến 22.9kg/m2, đặc biệt là những bệnh nhân thể béo trung tâm.

Người bị tăng huyết áp nên ăn gì?

Người bị tăng huyết áp nên ăn gì?

Người bị tăng huyết áp cần bổ sung vào chế độ ăn uống các loại ngũ cốc, gạo tẻ, gạo nếp, vừng, lạc, trứng gà, sữa tách tách bờ, sữa chua, cá, tôm, cua….

Các loại rau củ quả nên ăn nhiều, tăng cường các loại gia vị như tỏi, sả…

Các thực phẩm không nên ăn là gì?

Thịt nhiều mỡ, nước xương thịt ninh, cá mè, các loại phủ tạng như gan, lòng. Các thức ăn muối mặn, nước chè đặc, cà phê, ớt quá cay, các loại đường và các loại bánh kẹo

Nguồn: benhlyxuongkhop.net