- Thông tin từ A – Z về bệnh huyết áp thấp
- Cần làm gì để tránh tụt huyết áp sau khi ăn?
- Phụ nữ mắc bệnh huyết áp thấp khi mang thai cần chú ý điều gì?
Tìm hiểu về huyết áp thấp
Nguyên nhân gây nên huyết áp thấp
So với bệnh cao huyết áp thì huyết áp thấp vốn ít người mắc hơn, tuy nhiên khi bị tụt huyết áp cơ thể chúng ta phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu nếu nặng, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng con người.
Huyết áp thấp thường được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như thời gian nghỉ trên giường quá dài, do mất nước, nhiễm khuẩn, căng thẳng, bồn chồn lo lắng, mang thai, hoặc do hiệu ứng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh. Thông thường mức huyết áp dưới 90/60mmHg được coi là huyết áp thấp. Với những người mắc chứng huyết áp thấp thường có biểu hiện như: váng đầu, chóng mặt, ngất xỉu, thiếu tập trung, buồn nôn, mệt mỏi, chậm chạp, đánh trống ngực và khó thở hoặc thở chậm. Ngoài việc can thiệp bởi các bác sĩ, hay những người có chuyên môn thì chúng ta cũng có thể tự điều chỉnh hay xử lí tại nhà khi bản thân bị tụt huyết áp.
Người bị huyết áp thấp cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để điều chỉnh huyết áp
Cách xử lý khi bị tụt huyết áp tại nhà
- Ăn đủ muối
Nếu người huyết áp cao không nên ăn muối thì ngược lại người huyết áp thấp cần bổ sung lượng muối nhiều hơn trong mỗi bữa ăn.Theo đó, trung bình mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng một muỗng cà phê muối, tương đương 2.300 mg natri. Vì thế bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tăng lượng muối ăn trong ngày để tránh tình trạng huyết áp thấp.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cũng là cách an toàn mà những người bị bệnh huyết áp thấp nên thường xuyên thực hiện. Do đó, duy trì các bữa chính nhỏ có hàm lượng carb thấp và bổ sung các bữa ăn nhẹ giữa các bữa chính sẽ có tác dụng làm tăng huyết áp cho nhóm người bị hạ huyết áp.
- Dùng tất nén
Một phương thuốc khác trị huyết áp thấp là dùng tất (vớ) nén. Không nhất thiết phải mang tất thời trang, mà những chiếc tất bình thường có thể giúp cải thiện các triệu chứng huyết áp thấp bằng cách tạo thêm áp lực cho đôi chân.
Áp lực giúp tăng sự chuyển động của máu trong toàn bộ cơ thể và cuối cùng giảm bệnh. Liệu pháp dùng tất nén còn có tác dụng điều trị và ngăn ngừa bệnh DVT.
- Thêm cà phê vào cho chế độ ăn uống
Uống một tách cà phê hay trà chứa caffein là lựa chọn tốt trong điều trị bệnh huyết áp thấp. Nó có tác dụng giúp lưu thông máu, nhất là dùng cùng với bữa ăn có thể hỗ trợ chống lại chứng hạ huyết áp thế đứng.
- Uống nhiều nước
Mất nước là thủ phạm đứng đằng sau bệnh hạ huyết áp, vì vậy uống đủ nước là rất quan trọng. Tăng nước uống, hoặc dùng đồ uống tăng cường chất điện giải như nước dừa, sẽ có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp. Ngoài nước lọc chúng ta cũng có thể uống nước trái cây, nước trà thảo mộc, nước rau củ.
- Đứng vắt chéo chân
Nếu phải xếp hàng thì nên thay đổi thế đứng, chuyển từ thế nghiêm sang vắt chéo chân sau đó ép chặt đến mức có thể. Còn khi nằm cũng nên áp dụng tư thế này, nằm thẳng và vắt chéo chân lên nhau hoặc đưa chân để lên vật gì đó cao hơn vị trí của tim. Cả hai tư thế này đều có tác dụng giúp ngăn ngừa bệnh huyết áp thấp, giúp con người dễ chịu.
Huyết áp luôn là nguyên nhân chính gây nên các bệnh tim mạch, vì thế việc điều chỉnh huyết áp sẽ giúp bạn giữ được sức khỏe ổn định và phòng tránh được những căn bệnh nguy hiểm.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net