Người mắc bệnh cao huyết áp cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị cao huyết áp.
- Các yếu tố nguy cơ và dinh dưỡng của người tăng huyết áp
- Những biến chứng tăng huyết áp
- Phương pháp điều trị bệnh cao huyết áp bằng trà xanh
Khi nào thì nên uống thuốc cao huyết áp?
Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng thì đối với một người trưởng thành khỏe mạnh, huyết áp tâm thu (chỉ số trên) đạt 100 – 120 mmHg và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) thấp hơn 80 mmHg thì được xem là bình thường. Huyết áp đo có chỉ số trên từ 120 – 129 và chỉ số dưới thấp hơn 80 được xem là tăng nhẹ. Giai đoạn cao huyết áp có chỉ số trên từ 130 mmHg trở lên và chỉ số dưới cao hơn 80 mmHg.
Cân nhắc và cẩn thận khi dùng thuốc hạ huyết áp
Thay đổi lối sống trước khi dùng thuốc cao huyết áp
Trường hợp người bệnh là người khỏe mạnh có chỉ số huyết áp hơi tăng so với chỉ số huyết áp bình thường (120/80 mmHg) thì không nên vội vàng dùng thuốc ngay. Đôi khi lối sống thiếu khoa học của người bệnh hiện tại có thể là lý do gây ra huyết áp tăng và một số bệnh lý tim mạch khác. Thay đổi một số thói quen sau có thể làm cho người bệnh đưa chỉ số huyết áp của bản thân mình trở về bình thường mà không cần dùng thuốc:
- Thường xuyên luyện tập thể dục có thể được xem là biện pháp đơn giản nhất nhưng hiệu quả đạt 90%.
- Giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống “vô tội vạ”, quá nhiều chất béo, đạm, thiếu xơ, vitamin,… là một việc hết sức cần thiết ở người có chỉ số huyết áp không bình thường.
- Hạn chế đồ uống có cồn, bia, rượu, chất kích thích, cafe,…
- Việc ăn quá mặn có thể làm dư thừa lượng muối natri là điều mà người bệnh cần cân nhắc, nhất là ở người cao tuổi.
Cẩn thận trong vấn đề tăng liều thuốc huyết áp cao ở người bệnh
Một số trường hợp cần phải tăng liều thuốc để chỉ số huyết áp của người bệnh thấp hơn thì cần phải có sự theo dõi và hướng dẫn, kê toa của thầy thuốc chuyên khoa. Việc tăng liều có thể gây ra tác dụng phụ của thuốc diễn ra mạnh mẽ hơn, làm giảm chức năng thận, chóng mặt, đau đầu, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, ù tai, suy nhược hoặc mất ngủ, dễ té ngã,… đặc biệt phải thật cẩn thận với một số người cao tuổi. Trường hợp một số người bệnh đang dùng thuốc liều cao, trường hợp có bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể, cần báo ngay với thầy thuốc điều trị để ngưng hoặc đổi thuốc.
Tuyệt đối không được tự ý tăng liều trường hợp không có chỉ định của thầy thuốc điều trị. Một số triệu chứng dấu hiệu thường gặp khi bị cao huyết áp như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thậm chí khó chịu làm cho nhiều người và đang nghĩ rằng cần phải tăng liều để nhanh chóng hạn chế một số triệu chứng huyết áp cao trên. Việc làm này là vô cùng nguy hiểm vì có thể làm cho cho huyết áp giảm xuống nhanh chóng, nhất là trường hợp người bệnh ở một mình hay ở xa những đơn vị cơ sở y tế, trường hợp không được cấp cứu kịp thời sẽ gây ra trụy mạch thậm chí là tử vong cho người bệnh huyết áp cao.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net