Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Người mắc bệnh đái tháo đường nên chú ý ăn uống như thế nào vào dịp Tết?

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần phải hết sức chú ý trong vấn đề ăn uống, bởi một chế độ ăn uống không hợp lý sẽ làm bệnh ngày càng nặng hơn, đặc biệt vào dịp Tết để người bệnh có thể ổn định sức khỏe và hưởng trọn những ngày vui vẻ bên gia đình.

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường vào ngày Tết

Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường vào ngày Tết

Bệnh đái tháo đường là một trong những căn bệnh chuyển hóa nguy hiểm bậc nhất và có thể để lại nhiều biến chứng. Vì thế người bệnh không chỉ tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa mà còn phải cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là trong các cuộc vui, dịp tết bên gia đình.  Cụ thể, trong những ngày Tết, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn thịt mỡ do họ thường có rối loạn chuyển hóa lipid. Khi gói bánh chưng, bánh tét, thịt làm nhân bánh cũng cần được chọn kỹ nhằm giảm lượng mỡ xuống mức tối đa. Không nên tận dụng dầu đã qua sử dụng để tiếp tục nấu món khác. Các món giò thủ, thịt đông, thịt kho tàu cũng chứa một lượng mỡ động vật cao, vì vậy không nên ăn nhiều hoặc ăn thường xuyên mà thay vào đó, bệnh nhân tiểu đường có thể chuẩn bị nhiều loại rau xanh, củ, quả dễ ăn, lại rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, để đổi khẩu vị trong chế độ ăn cho người tiểu đường có thể bổ sung thêm những món như giò nạc, giò bò, cá chép om riềng, cá lóc kho tộ…

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh

Đặc biệt, trong những ngày Tết, hầu hết các thức ăn đều nguội do thời tiết nên bệnh nhân cần hết sức chú ý đến vấn đề vệ sinh thực phẩm để tránh nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Đặc biệt với những bệnh nhân tiểu đường dạng 2, tiêu chảy dễ gây mất nước và điện giải, nếu không can thiệp kịp thời và tích cực sẽ dẫn đến bệnh lý trầm trọng, thậm chí có nguy cơ nhập viện ngay sau tết. Ngoài ra, nếu trong những ngày tết giờ ăn uống không cố định thì bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên mang theo sữa, bánh quy, thuốc để phòng tráng các cơn đói làm lượng đường huyết giảm dẫn tới nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.  Nếu trong trường hợp khách đến nhà chơi, nếu ăn bữa ngoài giờ, có thể chuẩn bị những món sa lát, rau trộn ăn kèm, vừa làm cho mâm cỗ ngày Tết thêm phong phú, vừa để có thể ngồi ăn cùng mà không sợ ảnh hưởng sức khỏe.

Người mắc bệnh tiểu đường nên làm gì và tránh làm gì dịp Tết?

Để bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không để lại biến chứng cũng như gặp phải tình trạng nhập viện sau tết thì các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng khuyến cáo người bệnh như sau:

Người mắc bệnh tiểu đường nên làm gì và tránh làm gì dịp Tết?

Ngoài ra, trong những ngày Tết cần gạt bỏ tâm lý “kiêng chữa bệnh”, kiêng các thao tác liên quan đến chữa bệnh, không tạm ngừng thuốc, không vì vui mà quên uống thuốc, tiêm thuốc. Bởi lượng đường trong cơ thể vẫn luôn được tiêu hóa, hấp thụ và tạo ra từ gan, thậm chí những ngày Tết còn gia tăng nhiều hơn vì ăn uống nhiều, vì stress… Vì thế, bệnh nhân không bỏ tiêm dù chỉ một liều thuốc.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net