Hiện Việt Nam đang là một nước có tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường cao nhất thế giới. Trước những con số thống kê này nhiều người đã ráo riết tìm cách ngăn ngừa cũng như phòng chóng căn bệnh nguy hiểm trên.
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường
- Điểm danh các dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh đái tháo đường tuýp 2
- Áp dụng 5 bài tập đơn giản dành riêng cho người bị bệnh đái tháo đường
Bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi được không?
Người mắc bệnh tiểu đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường với những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe con người. Một điều đáng buồn cho những người mắc bệnh tiểu đường là hiện nay bệnh không có thuốc chữa cũng như không thể chữa khỏi dù là người mới bị mắc phải. Mọi biện pháp chỉ nhằm kéo dài sự sống của người bệnh cũng như hạn chế tối đa những biến chứng lên cơ thể. Tuy nhiên bệnh có thể thuyên giảm tích cực nhờ việc thay đổi chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt
Được biết bệnh tiểu đường là một căn bệnh lâu ngày không lây, bình thường bệnh nhân không chết vì tiểu đường mà chết vì những biến chứng do bệnh gây ra : như bệnh tim mạch, tai biến, suy thận, tê liệt dương… Vì thể để chặn đứng sự phát triển của bệnh tiểu đường ngay từ hôm nay chúng ta cần áp dụng 3 vấn đề quan trọng sau để giảm thiểu sự phát triển của bệnh:
- Thường xuyên tập thể dục
Cân nặng càng lớn đồng nghĩa với đường huyết càng cao, do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh phải tập thể dục tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Các hoạt động tốt cho người mắc bệnh tiểu đường alf chạy bộ, cầu lông, bóng bàn…
- Điều chỉnh chế độ ăn uống
Hạn chế ăn tinh bột là việc đầu tiên người mắc bệnh tiểu đường cần làm, tiếp theo những đồ ăn nhiều dầu mỡ, có lượng đường cao cũng cần hạn chế tuyệt đối. Thay vào đó là bữa ăn nhiều chất xơ, rau quả, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên vỏ, protein, sữa ít béo.
- Dùng thuốc
Thuốc là giải pháp không thể đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần phải tuân thủ theo quy định của các bác sĩ cũng như tình trạng sức khỏe. Nghiêm cấm việc người bệnh tự ý mua thuốc về sử dụng.
Chỉ cần chăm chỉ áp dụng thói quen sống tích cực trên không những bệnh tiểu đường được thuyên giảm mà chúng ta còn đang ngăn ngừa được những căn bệnh như bệnh mỡ máu, bệnh gout, vì thông thường những căn bệnh này chúng đều có mối liên hệ với nhau.
Việc thay đổi chế độ ăn uống là điều cần thiết với người mắc tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường có thể sống được mấy năm?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tuổi thọ của mỗi bệnh nhân tiểu đường là khác nhau, phụ thuộc vào phương pháp điều trị mà họ áp dụng cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể. Theo ước tính tuổi thọ trung bình của một bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 sẽ bị giảm trung bình 10 năm. Còn đối với những người bệnh tiểu đường tuýp 1, tuổi thọ của người bệnh sẽ bị giảm trung bình 20 năm.
Tuy nhiên nếu chúng ta chăm chỉ áp dụng chế độ ăn uống cũng như lối sống lành mạnh thì tuổi thọ sẽ được tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó cần giảm bớt âu lo và cần tìm một phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả và phù hợp với thể trạng bản thân.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net