Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

Tổng quan về Bệnh Đái tháo đường: Hiểu đúng để có cách điều trị đúng

Hiện nay với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của nền kinh tế làm cho chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên chính sự phát triển quá mức này lại khiến cho một số bệnh mãn tính phát triển như: bệnh tiểu đường, bệnh gút, bệnh rối loạn chuyển hóa lipid (hay còn gọi là bệnh mỡ máu cao)… Trong đó bệnh tiểu đường – căn bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa đang ngày càng trở nên phổ biến và trở thành vấn đề nhức nhối trong ngành Y tế.

Tổng quan về Bệnh Đái tháo đường: Hiểu đúng để có cách điều trị đúng

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa gluxit, điểm đặc trưng của những bệnh nhân Đái tháo đường là mức đường huyết trong máu luôn cao và vượt quá ngưỡng giới hạn lọc của cầu thận dẫn đến tồn dư lượng glucose hay đường trong nước tiểu. Hầu hết ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều có tình trạng thiếu hụt insullin tiết ra từ tụy và/hoặc tình trạng giảm hoặc tình trạng kém đáp ứng của các tế bào trong cơ thể đối với insullin. Dấu hiệu đặc trưng nhất ở những bệnh nhân Đái tháo đường Tuyp 1 và Tuyp 2 chính là: ăn nhiều, khát nhiều (uống nhiều), gầy nhiều và đái nhiều.

Tùy vào cơ chế bệnh sinh của Đái tháo đường mà người ta chia làm hai loại chính đó là:

Bệnh Đái tháo đường có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Đái tháo đường tuýp 1 hay còn gọi là Đái tháo đường có phụ thuộc insulin, nguyên nhân gây bệnh Đái tháo đường týp 1  là do cơ thể bị thiếu insullin vì lý do bẩm sinh hoặc thứ phát hoặc do tổn thương tuyến tụy. Đái tháo đường týp 1 thường gặp ở những bệnh nhân có độ tuổi trẻ thường dưới 30 tuổi.

Đái tháo đường tuýp 2 khoảng 90% bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường thuộc tuýp này, nguyên nhân chính gây ra Đái tháo đường tuýp 2 là do các tế bào của cơ thể đáp ứng kém với insulin dẫn đến lượng glucose trong máu tăng cao cho dù nồng độ insullin do tuyến tụy tiết ra là bình thường, Đái tháo đường tuýp 2 chủ yếu xuất hiện người thể trạng béo phì, thừa cân và có tỉ lệ cao ở người cao tuổi.

Biến chứng và phương pháp điều trị bệnh Đái tháo đường

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường thường có những biến chứng sau:biến chứng ở mắt, tăng huyết áp, tai biến mạch não do tăng huyết áp, hoại tử ngọn chi, biến chứng thần kinh ngoại vi, hôn mê do lượng đường huyết tăng cao, bệnh nhân mắc Đái tháo đường khả năng liền các vết thương kém, tăng nguy cơ nhiễm trùng do suy giảm sức miễn dịch… Các biến chứng này được hình thành  do lượng đường máu tăng cao lâu ngày nhưng không được kiểm soát, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng ngoại vi hay các đầu chi đây cũng là nguyên nhân gây ra  hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác.

Hiện nay có hai phương pháp chính để điều trị bệnh Đái tháo đường là sử dụng insulin tiêm tĩnh mạch và uống thuốc có chứa insulin để làm tăng nhạy cảm của các tế bào trong cơ thể đối với insulin hoặc tăng tiết insulin ở tuyến tụy. Đối với bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 1 thì việc sử dụng insulin tiêm tĩnh mạch là bắt buộc để hạn chế những biến chứng khó lường mà căn bệnh này gây ra. Ở nhóm bệnh Đái tháo đường tuyp 2 bệnh nhân có thể kiểm soát đường máu thông qua uống thuốc cũng như kết hợp chế độ ăn uống hợp lý để hạn chế đường huyết tăng cao đột ngột.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất

Chế độ ăn cho bệnh nhân mắc Đái tháo đường

Để góp phần kiểm soát đường huyết cũng như không làm tăng đường huyết quá mức và không là hạ đường huyết đột ngột ở người mắc Đái tháo đường, đồng thời hạn chế tình trạng tăng lipid huyết tương, làm chậm nguy cơ xơ vữa động mạch ở bệnh nhân nhân thừa cân, thì chế độ ăn là biện pháp điều trị và phòng ngừa cơ bản đối với bệnh Đái tháo đường, làm nền tảng cho quá trình điều trị lâu dài thì một chế độ ăn uống hợp lý là điều vô cùng cần thiết.

Để xây dựng được chế độ ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường , người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

Đảm bảo cung cấp cân đối các thành phần dinh dưỡng, cân đối giữa protein, glucid và lipid theo tỷ lệ: protein chiếm 15 – 20%; glucid chiếm 55 – 60% ; lipid chiếm 30% trong tổng khẩu phần ăn của bệnh nhân. Bệnh nhân mắc Đái tháo đường nên sử dụng những thức ăn giàu chất xơ vì chúng có tác dụng làm giảm tăng glucose, cholesterol, tryglycerid.

Đặc biệt, bệnh nhân mắc . Đái tháo đường nên sử dụng những thực phẩm có mức đường huyết thấp như gạo lứt, khoai lang, cà rốt 50, lạc 19, đậu tương 18…Ngoài việc sử dụng những thực phẩm trên, người bệnh cũng nên chia nhỏ các bữa ăn, nên ăn từ 5 đến 6 bữa nhỏ thay vì ăn ba bữa chính như trước kia để hạn chế đối ta việc tăng đường huyết quá mức sau ăn.

Hu vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về bệnh Đái tháo đường để có biện pháp phòng và điều trị cũng như hạn chế các biến chứng mà căn bệnh nguy hiểm này gây ra.

Ngọc Mai – Benhcoxuongkhop.net