Chuyên Trang Bệnh Lý Xương Khớp

4 biện pháp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh chuyển hóa phổ biến nhất trong cuộc sống hiện đại.

4 biện pháp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết

Bệnh tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có đặc trưng chính là lượng đường trong máu tăng cao, chính lượng đường tăng cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân cũng như các yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân mắc chứng bệnh này như: yếu tố di truyền, lối sống, sức khỏe, yếu tố môi trường, khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng thiếu hụt insulin tuyệt đối ở type 1; hoặc thiếu hụt insulin tương đối, hay đề kháng insulin hoặc cả hai ở type 2.

Đái tháo đường gồm có 3 loại chính là tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Kiểm soát mức đường huyết là mục tiêu chính mà bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường cần phải thực hiện được. Dưới đây là những biện pháp vô cùng đơn giản giúp bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường kiểm soát tốt mức đường huyết của mình.

4 biện pháp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết

Các chuyên gia Dinh dưỡng nhận định, cơ thể con người rất thông minh, khi bạn ăn ít hơn cơ theer sẽ chuẩn bị để lưu trữ nhiều hơn, khi bạn ăn nhiều hơn cơ thể của bạn sẽ thay đổi sự phân phối các chất. Điều này vô cùng có lợi đối với cơ thể nhưng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, điều này có thể làm tăng mức đường trong máu và khiến bạn có nguy cơ bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết quá mức. Chính vì vậy, việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học và không bao giờ bỏ bữa là điều vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường.

Bệnh nhân nên có chế độ ăn uống hợp lý

Điều dưỡng Lâm Thị Nhung hiện đang công tác và giảng dạy tại Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, chất xơ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người đặc biệt là đối với bệnh nhân mắc bệnh Đái tháo đường ăn nhiều rau xanh và hoa quả ít ngọt, giúp bệnh nhân Đái tháo đường no lâu hơn và hạn chế việc bạn ăn quá nhiều, đây là một nguyên nhân khiến cho mức đường huyết của bệnh nhân tăng cao sau ăn.

Sáng ăn no và tối ăn ít chính là một trong những lời khuyên này là tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tiểu đường Type 2. Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra việc ăn bữa sáng lớn giàu protein và ít carbs, ăn ít vào bữa tối giúp điều chỉnh lượng đường glucose tự nhiên trong máu. Điều này giúp bệnh nhân kiểm soát tốt mức đường huyết và hạn chế các biến chứng của bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường nên tập thể dục đều đặn

Đây là mẹo mang lại lợi ích kép cho bệnh nhân Đái tháo đường, tập thể dục giúp duy trì sức khỏe và kiểm soát béo phì, phòng tránh các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp. Hai, tập thể dục làm giảm tác dụng phụ của bệnh tiểu đường. Đó là lý do tại sao nên tập thể dục ít nhất 30 phút hàng ngày.

Hy vọng với những điều mà chúng tôi cung cấp bạn đã có thêm biện pháp để kiểm soát tốt mức đường huyết của mình.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net