Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bệnh Đái tháo đường là căn bệnh chuyển hóa ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, Đái tháo đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
- Cảnh báo: 3 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
- Biến chứng xương khớp ở bệnh nhân Đái tháo đường nguy hiểm như thế nào?
- Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường tuýp 2
Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân Đái tháo đường có nguy hiểm không?
Những biến chứng thần kinh ở bệnh nhân Đái tháo đường
Biến chứng thần kinh: Biến chứng thần kinh gặp ở 40% bệnh nhân mắc chứng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), khi mắc biến chứng này bệnh nhân bị giảm cảm giác đau, không nhận biết được nóng lạnh,..điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể cảm nhận được chân đã bị tổn thương, sẽ khiến các tổn thương ở chân nghiêm trọng.
Biến chứng mạch máu: Các bệnh nhân mắc đái tháo đường thường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp tắc làm hạn chế lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Do lượng máu nuôi dưỡng đến các chi ít đi nên việc điều trị khỏi nhiễm trùng và lành các vết loét. Trường hợp bị tắc hoàn toàn động mạch, bàn chân và các ngón chân của bệnh nhân có thể bị hoại tử toàn bộ.
Nhiễm trùng: Các bệnh nhân mắc đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường, nguyên nhân được Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giải thích như sau việc mức đường huyết trong máu luôn tăng cao khiến cho khả năng bảo vệ chống nhiễm trùng ở các bệnh nhân này diễn ra chậm hơn và kém hiệu quả hơn. Đa số các bệnh nhân mắc đái tháo đường ở Việt Nam là những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất nên nguy cơ nhiễm các vi khuẩn là rất cao.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường cũng gặp phải một số biến chứng ở các cơ quan khác như: thận, mắt,…
Bệnh nhân Đái tháo đường cần kiểm soát tốt mức đường huyết của mình
Các tổn thương chân ở bệnh nhân Đái tháo đường
Bệnh nhân mắc đái tháo đường có thể xuất hiện một số tổn thương ở chân cụ thể như sau:
Biến đổi ngoài da: Bệnh nhân mắc đái tháo đường có thể thấy xuất hiện các biến đổi ngoài da ở chân như làm da khô, bong da hoặc nứt nẻ, nguyên nhân là do dây thần kinh thực vật chịu trách nhiệm điều tiết mồ hôi ở chân bị tổn thương và rối loạn.
Chai chân: Chai chân hình thành nhiều do tăng áp lực ở gan bàn chân ở các Bệnh nhân mắc đái tháo đường. Các chai chân này cũng có thể gặp nhiều ở người bình thường nên các Bệnh nhân mắc đái tháo đường thường chủ quan và không quan tâm, chính vì vậy những nốt chai này dễ bong tróc và chảy máu khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng.
Biến dạng bàn chân: Do biến chứng thần kinh nên bàn chân của bệnh nhân dần bị mất cảm giác, khiến cho việc điều khiển bàn chân của bệnh nhân càng ngày càng khó khăn hơn. Hậu quả là bàn chân bị biến dạng, điển hình được gọi là bàn chân Charcot (nhưng biến chứng này rất hiếm gặp), và rất dễ bị loét tại các chỗ phải chịu áp lực cao, tỳ đè nhiều.
Bệnh nhân Đái tháo đường có nguy cơ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm
Loét chân: Biến chứng này hay xảy ra ở gót bàn chân và ngón cái, và thường do đi giày dép chật. Những vết loét này thường xuất phát từ những vết xước nhỏ sau đó lan rộng ra, chính vì vậy bệnh nhân mắc Đái tháo đường nên chú ý đến những vết xước cho dù là nhỏ nhất trên đôi bàn chân của mình.
Cắt cụt chân: Đây là biến chứng nặng nề nhất ở bàn chân đối với bệnh nhân mắc Đái tháo đường. Khác với người bình thường, vết loét chân ở Bệnh nhân mắc đái tháo đường rất khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu, do đó vùng tổn thương vừa không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxy, vừa không có đủ các tế bào máu như bạch cầu đến để tấn công vi khuẩn và các tế bào chết ở bàn chân không được làm sạch kịp thời.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những biến chứng bàn chân ở bệnh Đái tháo đường gây ra cho người bệnh.
Nguồn: Benhlyxuongkhop.net