Tổng quan về bệnh thần kinh

Bệnh thần kinh là gì?

Bệnh thần kinh, hay thường gọi là đau thần kinh hoặc tổn thương thần kinh, là tình trạng hệ thống thần kinh bị tổn thương. Bệnh có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể (bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh thần kinh hướng tâm, dây thần kinh trụ) hoặc toàn thân.

Bệnh thần kinh có thể do bệnh khác gây ra như bệnh tiểu đường hoặc do dây thần kinh đang bị chèn ép (hội chứng chèn ép khoang), dẫn đến đau cấp tính hoặc đau mạn tính.

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh thần kinh

Bệnh thần kinh có rất nhiều triệu chứng phổ biến. Tùy thuộc vào dân thần kinh nào bị hư hỏng sẽ sinh ra các triệu chứng khác nhau.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu dây thần kinh tự chủ có vấn đề gây mất khả năng kiểm soát các hoạt động tự chủ hoặc một phần các hoạt động tự ý của cơ thể, bạn sẽ có các triệu chứng sau:

  • Không cảm thấy đau ngực, chẳng hạn như đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim;
  • Tiết quá nhiều hoặc quá ít mồ hôi;
  • Cảm giác lâng lâng;
  • Khô mắt và miệng;
  • Táo bón;
  • Rối loạn chức năng bàng quang;
  • Rối loạn chức năng tình dục.

Nếu dây thần kinh cảm giác có vấn đề, gây mất khả năng cảm thấy đau đớn và các cảm giác khác, bạn sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Đau đớn;
  • Tăng nhạy cảm;
  • Tê;
  • Ngứa ran hoặc cảm giác châm chích;
  • Nóng rát;
  • Không xác định được vị trí đồ vật.

Nếu dây thần kinh vận động có vấn đề, gây mất khả năng kiểm soát cử động, bạn có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, teo cơ, co giật và tê liệt.

Bạn cũng có thể gặp những biểu hiện khác mà không đề cập trong bài viết này. Nếu như có thắc mắc gì về triệu chứng bệnh thần kinh hãy gặp Bác sĩ để được tư vấn.

Nguyên nhân gây bệnh thần kinh

Bệnh thần kinh có nhiều nguyên nhân gây ra.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh. Tổn thương dây thần kinh có thể là kết quả của một chấn thương như chấn thương đầu dẫn đến kéo căng, đứt hoặc kẹt dây thần kinh. Một số tổn thương thần kinh là hậu quả của lão hóa (đau thần kinh ngoại biên).

Nhiều bệnh khác có thể gây ra bệnh thần kinh, bao gồm:

  • Bệnh tự miễn: như đa xơ cứng, hội chứng Guillain-Barré (một tình trạng hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch tấn công các dây thần kinh ngoại biên), nhược cơ, lupus và bệnh viêm ruột;
  • Bệnh tiểu đường: khoảng 50% những người bệnh tiểu đường bị tổn thương thần kinh;
  • Ung thư: ung thư cũng như điều trị bệnh ung thư, chẳng hạn như hóa trị và xạ trị, có thể gây đau dây thần kinh;
  • Tác dụng phụ thuốc và các chất độc hại: thuốc, chẳng hạn như thuốc hóa trị ung thư và một số loại thuốc dùng để điều trị HIV. Các chất độc hại do bạn hấp thụ một cách vô ý, trong đó có chì, thạch tín và thủy ngân, cũng có thể gây tổn thương thần kinh;
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: sự thiếu hụt một vài chất dinh dưỡng nhất định, bao gồm vitamin B6 và vitamin B12, có thể gây ra các triệu chứng đau thần kinh và tổn thương thần kinh;
  • Bệnh tế bào thần kinh cơ: bệnh có ảnh hưởng đến các dây thần kinh, bao gồm cả xơ cứng cột bên teo cơ hoặc bệnh Lou Gehrig, có thể từ từ gây tổn thương thần kinh;
  • Bệnh truyền nhiễm: những bệnh này bao gồm bệnh Lyme, virus herpes, HIV và viêm gan C.

Những kỹ thuật y tế chẩn đoán bệnh thần kinh

Với bệnh thần kinh các Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng của bệnh nhân và tiến hành khám để xem phản ứng của người bệnh với các tác nhân kích thích. Ngoài ra, bạn có thể làm một số xét nghiệm hình ảnh: CT scan, MRI, MRI thần kinh để xác định tổn thương thần kinh hoặc liệu có xương hay cơ nào gây chèn ép các dây thần kinh hay không.

Các mức độ bệnh thần kinh:

  • Chấn thương độ I: là chấn thương nhỏ và có thể tự khỏi trong một vài tuần;
  • Chấn thương độ II: là chấn thương nghiêm trọng hơn, nhưng bạn cũng không cần phải can thiệp phẫu thuật để điều trị nó;
  • Chấn thương độ III: đối với loại chấn thương này, bạn cần ghép mô để sửa chữa các dây thần kinh. Việc phục hồi từ các loại tổn thương này có thể ở nhiều mức độ khác nhau;
  • Chấn thương độ IV: mức độ chấn thương này gây tổn hại các dây thần kinh và các mô xung quanh, do đó làm ngăn quá trình lành. Bạn cần phẫu thuật ghép dây thần kinh để sửa chữa tổn thương;
  • Chấn thương độ V: dây thần kinh bị tách làm hai và cần tiến hành phẫu thuật để sửa chữa.

Phương pháp điều trị bệnh thần kinh

Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu như trường hợp nhẹ, Bác sĩ sẽ khuyên bạn nghỉ ngơi và dùng thuốc: thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm ba vòng, một số thuốc chống động kinh nhằm giúp các dây thần kinh tự lành và làm giảm các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm giảm sự khó chịu bằng việc châm cứu, massage. Nếu tổn thương thần kinh là do một bệnh nào khác, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn để kiểm soát bệnh đó trước tiên. Ví dụ, nếu tổn thương thần kinh của bạn là do béo phì, bạn sẽ cần phải kiểm soát cân nặng của mình để làm giảm các triệu chứng. Bạn cần phải:

  • Điều chỉnh mức độ đường trong máu đối người bị tiểu đường;
  • Khắc phục tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng;
  • Thay đổi thuốc khi thuốc gây tổn thương thần kinh;
  • Vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để giải áp hoặc tổn thương dây thần kinh;
  • Thuốc điều trị bệnh tự miễn.

Với mỗi mức độ chấn thương của bệnh thân kinh Bác sĩ sẽ có sự thảo luận về các phương pháp điều trị khác nhau và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

 

Hướng dẫn sơ cứu cho nạn nhân bị co giật

Có không ít người gặp không biết xử trí sao cho đúng để giúp người đang bị co giật qua nhanh cơn và thoát khỏi tình trạng nguy hiểm không ảnh hưởng tới tính mạng..

Những điều cần biết về bệnh động kinh

Những điều cần biết về bệnh động kinh

Động kinh là một rối loạn mãn tính gây ra co giật không hồi phục, tái phát nhiều lần. Động kinh là kết quả của một sự rối loạn hệ thần kinh trung ương trong não.

Người bị bệnh động kinh kiêng ăn gì?

Để hạn chế các cơn co giật của người bệnh động nên thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp nếu như không muốn bệnh trở nên năng hơn, sức khỏe tồi tệ hơn.

Thực đơn cho người động kinh nên ăn gì?

Động kinh là biểu hiện của rối loạn thần kinh thường gặp và bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Để giảm bớt triệu chứng người bệnh động kinh nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh

Bệnh động kinh hay còn gọi là giật kinh phong một bệnh mạn tính có các biểu hiện đặc trưng như: các cơn co cứng, co giật và mất y thức tạm thời.