Một số bệnh thần kinh hay gặp nhất ở sinh viên ngành Y

Nghiên cứu vừa mới được tiền hành đã chỉ ra rằng bệnh thần kinh phổ biến nhất ở sinh viên, đặc biệt là ngành Y Dược chính là bệnh trầm cảm. Vì sao lại thế?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo đó, các chuyên gia y tế đã khẳng định được rằng bệnh trầm cảm chính là rối loạn về tâm thần nhiều nhất và hay gặp nhất ở lứa tuổi học sinh THPT và sinh viên. Dưới đây là một bệnh lý liên quan đến thần kinh mà các bạn sinh viên đang theo học các trường Y Dược có thể phải đối mặt.

Một số bệnh thần kinh hay gặp nhất ở sinh viên ngành Y

Một số bệnh thần kinh hay gặp nhất ở sinh viên ngành Y

Dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc một số bệnh thần kinh hay gặp

Theo các chuyên gia từ các cuộc nghiên cứu gần đây khẳng định lứa tuổi học sinh bậc trung học phổ thông thường mắc một số bệnh như: trầm cảm, rối loạn tâm thần, áp lực, căng thẳng do một số nguyên nhân. Cụ thể có tới 5% số học sinh mắc trầm cảm và ở sinh viên các trường cao đẳng, đại học khu vực phía Bắc là 7%, nữ nhiều gấp đôi nam. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên ngành Y Dược thì tỷ lệ này còn cao hơn nữa. Đặc biệt, các bệnh thần kinh ở học sinh, sinh viên không phát ở tuổi 15 mà phổ biến ở độ tuổi 20. Có thể khẳng định đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tự sát ở lứa tuổi này (chiếm 75% số trường hợp tự sát) hiện nay.

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thì bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu của các bệnh tinh thần ở sinh viên ngành Y với các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Nét mặt buồn bã, đơn điệu, không có cảm xúc.
  • Tâm trạng bất ổn, không ổn định, rất dễ cáu gắt vô cớ, không rõ nguyên nhân.
  • Tự nhiên mất đi hầu hết các sở thích vốn có trước đó.
  • Mệt mỏi không lý do, nhất là về buổi sáng, khó chịu trong cơ thể.
  • Khó ngủ, dễ thức giấc khi ngủ, thức dậy sớm hoặc có thể là ngủ quá nhiều (trên 10 giờ mỗi ngày).
  • Cảm thầy thường xuyên bị chán nản, bi quan, tự ti (cho mình là kém cỏi so với bạn bè, là gánh nặng cho gia đình và nhà trường).
  • Khó tập trung, chú ý nên khả năng ghi nhớ rất kém nên kết quả học tập có phần sút kém.
  • Ăn ít đi bình thường, mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, sút cân trầm trọng rất nhanhy. (có trường hợp bệnh nhân ăn quá nhiều dẫn đến béo phì. Vận động chậm chạp hoặc kích động).
  • Ý nghĩ về cái chết muốn chết và thường xuyên hay thi thoảng có một số hành động tự sát hoặc tự gây nguy hiểm cho bản thân.

Dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc một số bệnh thần kinh hay gặp

Dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc một số bệnh thần kinh hay gặp

Trên đây là một số biểu hiện của một số bệnh thần kinh thường gặp ở sinh viên ngành Y mà bạn nên chú ý ngay từ bây giờ để cách hạn chế và phòng chống.

Bác sĩ hướng dẫn cách điều trị một số bệnh thần kinh thường gặp ở sinh vên?

Dưới đây là một số lời khuyên mà bạn có thể tìm hiểu để biết cách điều trị và phòng tránh nguy cơ mắc một số bệnh thần kinh:

  • Tâm thần phân liệt: bệnh này chiếm 1% ở tuổi học đường. Tỷ lệ bệnh bằng nhau ở nam và nữ và không chênh lệch nhiều có thể phát bệnh ở mọi lứa tuổi. Phổ biến nhất là độ tuổi 20 ở nam và 25 ở nữ. Bệnh này rất khó điều trị, khó hồi phục, điều trị tốn kém và phải điều trị suốt đời nhưng hiệu quả thu được là rất thấp. Việc phát hiện ra bệnh càng sớm thì khả năng điều trị tốt càng cao.
  • Biểu hiện của bệnh phổ biến là: bệnh nhân nghe thấy có tiếng một hoặc nhiều người nói chuyện trong đầu bệnh nhân hoặc từ bên ngoài vọng vào đầu (tất nhiên thực tế là khi đó không hề có ai đang nói cả). Tiếng nói có thể trò chuyện với bệnh nhân (chúng ta thấy bệnh nhân nói chuyện một mình), các tiếng người có thể nói chuyện với nhau, bình phẩm (khen, chê) về các hành vi của bệnh nhân, xui khiến bệnh nhân làm một việc gì đó (có thể là hành vi tự sát, đánh người…). Các triệu chứng này trong tâm thần học gọi là ảo thanh. Bạn cần chú ý để phòng tránh tương tự như bệnh lý xương khớp.

Bệnh nhân nếu có các biểu hiện bất thường như trên cộng với chán ăn, sút cân, tâm trạng bất thường thì nên đến các bạc sĩ chuyên khoa kiểm tra ngay lập tức.

Trang Minh

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới