Những quan niệm sai lầm hoàn toàn về bệnh đái tháo đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh chuyển hóa phổ biến nên bạn cần trang bị những kiến thức cần thiết để phòng ngừa.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo các chuyên gia về bệnh chuyển hóa đặc biệt là bệnh đái tháo đường thì một số quan niệm về bệnh này ở nhiều người vẫn chưa đúng, gây khó khăn cho quá trình điều trị và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở nhiều người. Cụ thể là một số quan niệm sai lầm như sau:

Những quan niệm sai lầm hoàn toàn về bệnh đái tháo đường

Những quan niệm sai lầm hoàn toàn về bệnh đái tháo đường

Ăn quá nhiều đường sẽ bị bệnh đái tháo đường

Nhiều người khi nghe tên về bệnh đái tháo đường thường nghĩ rằng nguyên nhân gây bệnh chính là việc ăn quá nhiều đường trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm bởi vì theo các bác sĩ chuyên khoa về bệnh chuyển hóa cho biết: khái niệm bệnh đái tháo đường tuýp 1 là bệnh được gây ra bởi sự tiêu hủy các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy, không liên quan gì đến lượng đường tiêu thụ trong cơ thể. Bệnh tiểu đường hay là bệnh đái tháo đường tuýp 2 xảy ra nguyên nhân do cơ thể không có khả năng đáp ứng với insulin bình thường. Mặc dù xu hướng mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 đa số có tính chất di truyền, nếu bạn ăn quá nhiều đường và các chất ngọt hằng ngày thì chỉ tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường chứ không thể là nguyên nhân gây ra bệnh.

Trẻ con mắc bệnh đái tháo đường sẽ không bao giờ được ăn đồ ngọt

Hằng ngày, nhiều trẻ con mắc bệnh đái tháo đường sẽ không được ăn đồ ngọt hay đồ có nhiều đường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trẻ vẫn có thể ăn một lượng nhất định thức ăn có chứa đường tương ứng với chế độ dinh dưỡng cân bằng theo đúng quy định của bác sĩ chuyên khoa nhưng bạn cần kiểm soát toàn bộ lượng tinh bột như bánh kẹo. Tốt nhất nên hạn chế các thực phẩm chứa giá trị dinh dưỡng, do vậy trẻ nên hạn chế ăn đồ ngọt chứ không phải là không được ăn, nên tăng cường ăn rau xanh và các thực phẩm lành mạnh khác như hoa quả, rau xanh,… và uống nhiều nước.

Nếu trẻ em bị đái tháo đường, lớn lên sẽ tự hết bệnh

Quan niệm bệnh đái tháo đường không cần chữa trị mà lớn lên sẽ tự khỏi ở nhiều người là hoàn toàn sai lầm. Trong đái tháo đường tuýp 1, các tế bào tuyến tuỵ sản xuất insulin bị phá hủy. Một khi bị phá hủy, chúng không sản xuất ra insulin được nữa. Trẻ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 phải sử dụng insulin thường xuyên (cho đến khi tìm thấy cách chữa trị khác). Mặc dù trẻ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể có nồng độ đường huyết tiến triển tốt hơn sau tuổi dậy thì hoặc do điều chỉnh lối sống hằng ngày thì có thể khiến cho chỉ số đường huyết của những trẻ béo phì, thừa cân cao hơn và có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.

Bệnh đái tháo đường là bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác

Các chuyên gia khẳng định bệnh đái tháo đường có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho rằng bệnh đái tháo đường tuýp 1 có thể gây ra do di truyền và từ gen lẫn môi trường sống.

Bệnh đái tháo đường là bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác

Bệnh đái tháo đường là bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác

Người bị đái tháo đường thì không hẳn đường huyết cao

Nhiều người quan niệm sai lầm hoàn toàn về bệnh đái tháo đường khi cho rằng nếu mức đường huyết cao là bình thường ở một số người. Một số tình trạng nhất định (như bị ốm hay căng thẳng) và một số thuốc (như steroid) có thể làm tăng đường huyết tạm thời ở người không mắc bệnh đái tháo đường. Dấu hiệu bất thường chính là việc mức đường huyết tăng cao. Nếu bạn nhận thấy đường huyết hoặc có đường trong nước tiểu, bạn nên đi kiểm tra xem có bị bệnh đái tháo đường ngay lập tức để điều trị. Các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường dễ bị các bệnh về xương khớp hơn người bình thường.

Trang Minh

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới