Những món canh có lợi cho người mắc bệnh loãng xương

Để có thể khắc phục tình trạng loãng xương thì ngoài việc sử dụng thuốc hay những thực phẩm chuyên biệt, chúng ta có thể cải thiện bệnh nhờ những món canh dân giã.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mỗi năm nước ta chiếm một tỷ lệ lớn người mắc bệnh loãng xương, tình trạng này càng trở lên đáng báo động và quan tâm khi bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Để cải thiện tình trạng bệnh chúng ta có thể thay đổi chế độ ăn uống bắt đầu từ những món canh đơn giản.

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Những điều cần biết về bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương có thể do tuổi tác, chế độ ăn uống thiếu canxi, ít vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá hoặc sử dụng một số thuốc quá liều, kéo dài đặc biệt là những loại thuốc về bệnh xương khớp. Ban đầu khi bị loãng xương, cơ thể sẽ không có bất kỳ một dấu hiệu nào. Đến lúc nhận thấy các dấu hiệu như đau nhức xương, đau cột sống, vẹo đốt sống, giảm chiều cao hay bị chuột rút… thì tỷ lệ xương bị mất có thể đã lên tới 30%. Nếu tình trạng loãng xương không được điều trị và khắc phục kịp thời thì sau này khi về già cơ thể chúng ta sẽ gặp nhiều biến chứng và những khó khăn trong cuộc sống.

Loãng xương không chỉ khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, gù lưng khi lớn tuổi mà nguy hiểm nhất là bệnh nhân loãng xương rất dễ bị gãy xương chỉ vì những dư chấn rất nhẹ, thậm chí là ho mạnh hay đổi tư thế đột ngột. Xương có thể gãy ở bất cứ vị trí nào nhưng thường gặp nhất là xương cổ tay, các đốt sống và cổ xương đùi.

Những món canh tốt nhất cho người bệnh loãng xương

Những món canh tốt nhất cho người bệnh loãng xương

Những món canh tốt và cần thiết cho người bệnh loãng xương

Ngoài việc sử dụng thuốc và cân bằng chế độ luyện tập thì người mắc bệnh loãng xương cũng có thể ăn một vài món canh sau đây.

  • Canh cá hồi: cá hồi 150g, cải bó xôi 25g, nấm rơm 10g, long trắng trứng 1 trái. Gia vị: nước dùng, muối, bột năng, bột ngọt, sa tế, mè, rượu, tiêu. Cá hồi làm sạch bỏ xương cắt miếng vừa ăn cho vào nồi thêm gia vị. Nấm rơm làm sạch, cắt khúc, nước dùng nấu sôi cho nấm, cải nêm vừa ăn, nấu sôi cho lòng trắng trứng vào đánh tan, cho bột năng khuấy đều đến khi bột chín đổ lên dĩa cá hồi đã hấp chín thêm sa tế và mè, ăn nóng. Trong cá hồi có giá trị dinh dưỡng cao, acid béo không no trong cá làm giảm cholesterol và mỡ máu, phòng trị bệnh tim mạch. Acid béo omega-3 là chất dinh dưỡng không thể thiếu cho não, võng mạc mắt, hệ thần kinh, nâng cao chức năng não, phòng ngừa chứng hay quên của tuổi già. Vitamin D trong cá tăng cường hấp thu canxi phòng ngừa loãng xương và giúp xương phát triển.
  • Canh khoai tây, tôm thịt: khoai tây 2 củ, tôm khô 20g, thịt nạc 200g, nấm đông cô 4 tai, gừng, hành, muối, rượu, tiêu, nước dùng. Khoai tây, gừng gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng. Tôm khô ngâm nước, thịt làm sạch cắt miếng. Nấu nước sôi cho thịt, khoai, tôm khô, nấm gừng, rượu nấu với lửa nhỏ trong 1 giờ, nêm nếm gia vị vừa ăn, cho hành nhắc xuống. Món canh này tuần ăn từ 2 – 3 lần giúp xương được chắc khỏe.
  • Canh xương dê: xương dê tươi 500g, thận dê 2 quả, ngũ vị hương, hành hoa, gừng, muối, bột ngọt. Xương và thận làm sạch, gừng đập dập, tất cả cho vào nồi cho nước vừa đủ, nấu sôi, hớt bọt, cho rượu, thêm muối nấu lửa nhỏ cho mềm. Thêm ngũ vị hương và bột ngọt vừa ăn. Không chỉ giúp bổ thận tráng dương mà xương dê còn vô cùng tốt cho người mắc bệnh loãng xương.
  • Canh xương hầm cá mực: xương heo 250g, xương cá mực 250g, muối. Rửa sạch nguyên liệu đập dập cho vào nồi thêm nước vừa đủ nấu sôi và vặn lửa nhỏ nấu đến khi canh có màu trắng đặc dính, nêm vừa ăn.

Ngoài những món canh phổ biến trên thì người bệnh loãng xương cũng có thể bổ sung thêm một vài món canh như: sườn nón nấu kỷ tử, móng giò nấu đậu, canh bóng cá thịt ngỗng. Chỉ sau một thời gian duy trì chế độ ăn uống trên hệ xương khớp người bệnh sẽ được cải thiện một cách đáng kể trong thời gian ngắn.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới