Bạn biết gì về tình trạng khô khớp gối, phương pháp điều trị hiệu quả

Khô khớp gối bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên, lúc đó độ tuổi bước vào thời kỳ thoái hóa dịch nhầy tiết ra bị hạn chế, phần sụn khớp bị mài mòn dần.  Phân.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khô khớp gối bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên, lúc đó độ tuổi bước vào thời kỳ thoái hóa dịch nhầy tiết ra bị hạn chế, phần sụn khớp bị mài mòn dần. 

Xương khớp được xem là nền tảng quan trọng giúp cơ thể tham gia các hoạt động một cách trơn tru, cũng chính vì điều này mà bất kì hoạt động không tốt nào được duy trì thực hiện sẽ gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe và đặc biệt tác động trực tiếp đến sự khỏe mạnh của xương khớp. Khô khớp là một trong những tổn thương về khớp hay gặp nhất, khi bước vào thời kì thoái hóa dịch nhầy tiết ra bị hạn chế, phần sụn khớp bị mài mòn dần.

Bệnh khô khớp gối thường gặp ở tuổi trung niên

Cùng các Bác sĩ – Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng gây nên tình trạng khô khớp gối để biết thêm thông tin và có phương pháp điều trị phù hợp, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Khô khớp gối là gì? Nguyên nhân, triệu chứng như thế nào?

Hỏi: Thưa Bác sĩ, khô khớp gối là gì?

Trả lời:

Khô khớp gối là tình trạng phần khớp ở đầu gối phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục khục mỗi khi hoạt động; những tiếng động này xuất hiện có thể kèm theo những cơn đau khiến người bệnh đi lại và hoạt động khá khó chịu.

Ban đầu, những tiếng động có thể xuất hiện thưa thớt và ở mức độ không cao, nhưng nếu với những dấu hiệu ban đầu mà người bệnh chủ quan, không đi khám hoặc thực hiện các biện pháp điều trị, dấu hiệu này sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn, mức độ dấu hiệu cũng gia tăng, xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.

Hỏi: Nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp của bệnh khô khớp gối là gì?

Trả lời:

Bác sĩ chuyên gia giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, những người hay mắc chứng khớp bị khô thường trên 60 tuổi, tuy nhiên nếu người trẻ mắc triệu chứng này có thể là do không được cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá hay có sự thay đổi hormone…Dưới đây là những nguyên nhân chính gây thiếu chất nhờn ở khớp gối:

– Tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp: Khi sụn khớp bị tổn thương khiến bề mặt khớp không còn được trơn nhẵn nữa mà trở nên xù xì và lồi lõm. Theo thời gian, sụn khớp sẽ mỏng đi, các ụ xương, gai xương xuất hiện trên bề mặt xương và cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương gây ra tiếng động khi di chuyển kèm theo đau nhức khi thời tiết thay đổi.

– Xương bị lão hóa: Ở người già các sụn khớp bị bào mòn theo thời gian và gây ra hiện tượng rách bao sụn, biến dạng tổ chức sụn. Các xương không còn lớp sụn bảo vệ nữa sẽ cọ xát với nhau gây đau. Đối với người trẻ, nếu thiếu chất nhờn ở khớp có thể là do sự phát triển không đồng đều của dây chằng, gân, cơ và xương.

– Do viêm khớp, bệnh thống phong, bệnh vẩy nến

– Hiện tượng vôi hóa ở ổ khớp: Canxi lắng động ở ổ khớp gây cản trở các hoạt động của khớp, lâu dần sẽ khiến khớp bị khô.

– Trật khớp sau chấn thương

– Cơ căng giãn quá mức khiến các khớp bị lệch vị trí bên trong khớp

– Béo phì dẫn đến thoái hóa khớp và làm tình trạng viêm khớp trầm trọng hơn

Những triệu chứng thường gặp của bệnh khô khớp gối là:

  • Đau nhức các xương khớp: Giai đoạn mãn tính đau âm ỷ đau rứt dọc theo ống xương, đau tại chỗ khớp bị viêm thoái hóa, đau tăng khi vận động, đau nhiều về đêm, toàn thân mệt mỏi đau nhức, làm người bệnh khó ngủ ….
  • Sưng các khớp: Các đợt viêm làm cho khớp sưng lên chủ yếu hay gặp khớp gối, khớp cổ tay cổ chân và chỉ giai đoan cấp mới sưng nhiều.
  • Cứng khớp: Đi lại vận động, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Khớp biến dạng: Do viêm nhiều lần làm mô sụn khớp mất đi gây biến dạng khớp, các đầu xương dày lên tạo khối cục quanh khớp, một số phần ở khớp mất đi tạo chỗ lõm. Khi khớp biến dạng không còn mô sụn bệnh nhân đi lại vận động các đầu xương cọ xát lên nhau gây đau, vận động nhiều gây viêm.
  • Một số biểu hiện khác: Vôi hóa tại các khớp hoặc tạo các gai xương ở cột sống, teo cơ do đau nên ít vận động do chèn ép máu kém lưu thông không nuôi dưỡng cơ, tiếng kêu lạo xạo ở khớp do dịch khớp khô.

Cách điều trị và phòng bệnh khô khớp gối hiệu quả

Hỏi: Cách điều trị bệnh này như thế nào? Có những cách nào phòng bệnh khô khớp gối Bác sĩ có thể nói rõ?

Trả lời:

Khô nhờn khớp có thể chỉ là những biểu hiện đơn độc như phát ra tiếng lạo xạo khi di chuyển nhưng cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, khó vận động.

Để điều trị khớp bị khô, điều đầu tiên cần phải làm là tìm rõ nguyên nhân gây bệnh. Nếu phát hiện sớm tác nhân gây khô nhờn khớp và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh ổn định và ít tái phát. Nếu khớp bị tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc chống thoái hóa khớp với các thành phần như sụn khớp như collagen týp 2, glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic.

Doctors Suggest Various Forms of Knee Pain Injections for Your Pain

Tiêm acid hyaluronic nội khớp là một liệu pháp được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhằm cung cấp chất nhờn cho khớp (acid hyaluronic), giúp bôi trơn, giảm cọ xát. Bệnh nhân sẽ được tiêm 3 – 5 mũi tùy vào tình trạng thiếu chất nhờn ở khớp, mỗi mũi cách nhau 1 tuần và loại thuốc này có tác dụng từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy khá đơn giản nhưng khi lựa chọn phương pháp này để điều trị bạn cần phải xác định được tình trạng khớp của mình như thế nào, theo dõi liên tục, chọn cơ sở y tế uy tín và cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới