Người cao tuổi nên làm gì để hạn chế bệnh xương khớp tái phát khi trời lạnh

Khi thời tiết trở lạnh khiến bệnh cơ xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn, vậy có những biện pháp nào để hạn chế chứng bệnh này khi thời tiết thay đổi.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, khi thời tiết lạnh và ẩm như hiện nay khiến bệnh khớp tái phát và đau tăng. Ðặc biệt vào những ngày mưa phùn, độ ẩm không khí cao thì những người có bệnh cơ xương khớp cần cảnh giác đề phòng. Sau đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh phát tác và giảm đau khi bệnh xương khớp tiến triển.

Người cao tuổi nên làm gì để hạn chế bệnh xương khớp tái phát khi trời lạnh

Người cao tuổi nên làm gì để hạn chế bệnh xương khớp tái phát khi trời lạnh

Để hạn chế chứng bệnh cơ xương khớp tái phát trong mùa lạnh, người cao tuổi có thể thực hiện những biện pháp dưới đây:

Biện pháp phòng bệnh cơ xương khớp khi trời lạnh

Giữ ấm cơ thể: Khi trời trở lạnh người cao tuổi nên mặc đủ ấm, hạn chế để chân, tay bị ẩm ướt sau khi gặp mưa. Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm nóng/ấm xung quanh vị trí đau bằng dầu hoặc chườm nóng. Không nên xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau). Trong quá trình làm việc, bạn không nên không ngồi quá lâu trong một tư thế, thi thoảng nên đứng lên cho thoải mái và các xương khớp được hoạt động. Khi làm nội trợ, không ngâm tay vào nước lạnh quá lâu, nên sử dụng găng tay dày khi tiếp xúc với nước.

Uống nhiều nước: Việc thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây khô và đau khớp. Vì vậy hãy đảm bảo lượng nước cần thiết cung cấp cho cơ thể trong ngày. Tối thiểu là 2.5 lít nước. Trong mùa đông nên sử dụng nước ấm.

Bệnh nhân cơ xương khớp nên giữ ổn định cân nặng của mình

Bệnh nhân cơ xương khớp nên giữ ổn định cân nặng của mình

Giữ cân nặng hợp lý: Cân nặng không chỉ là vấn đề về vẻ đẹp bên ngoài nó liên quan mật thiết đối với sức khỏe đặc biệt là sự vận động của các khớp. Khi cân nặng tăng hơn so với mức trung bình của cơ thể khiến các xương khớp của bạn chịu tác động nhiều hơn bình thường và bệnh xương khớp hoành hành, nên bắt đầu giảm cân đồng nghĩa với giảm sức nặng nâng đỡ cơ thể của khớp, những cơn đau khớp sẽ thuyên giảm theo số giảm cân của bạn. Duy trì cân nặng ở ngưỡng trung bình của cơ thể theo chỉ số BMI được tính bằng công thức theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa.

Vận động phù hợp: Bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp nói chung hay bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng đều có tâm lý chung sợ cử động, dẫn đến các khớp tê cứng và bệnh nặng thêm. Tuy vậy, người đau khớp vẫn cần vận động phù hợp như các môn bơi lội, dưỡng sinh, yoga… Ngược lại, cần tránh bóng đá, bóng chuyền, tennis, mang vác nặng…

Dinh dưỡng thích hợp: Bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp hay bệnh thoái hóa khớp cần bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ôliu…Ngoài ra, cũng có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại thịt gia cầm, thịt lợn, tôm, cua, các vitamin D, B, K, axit folic, sắt có trong các loại rau, kết hợp với các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua… chứa nhiều vitamin C để hạn chế tình trạng viêm và đau khớp.

Bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp

Bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp

Không tự ý dùng thuốc giảm đau: Đây là lưu ý rất quan trọng mà bệnh nhân mắc bệnh xương khớp cần nhớ, khi khớp bị đau nhức, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc giảm đau về dùng; tránh áp dụng các phương cách điều trị truyền miệng, những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có nghiên cứu khoa học rõ ràng; nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định điều trị phù hợp.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp sẽ chủ động phòng bệnh hiệu quả.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới