Bệnh thoát vị đĩa đệm là một bệnh cơ xương khớp gây ra rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt vẫn công việc mà chúng ta dễ dàng mắc phải. Sau đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu những thông tin về bệnh thoái vị đĩa đệm này nhé.

Bệnh thoái vị đĩa đệm là gì

Thoát vị đĩa đệm hay còn gọi là bệnh thoái vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi những thớ sợi bao quanh bên ngoài. Hay nói một cách khác, đĩa đệm bị ép lồi, lệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép lên tủy sống hoặc các rễ dây thần kinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoái vị đĩa đệm

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

Chấn thương cột sống

Lao động quá sức, nâng vác, nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp hoặc ngồi, cúi, xoay người sai tư thế đều là nguyên nhân có thể gây thoát vị đĩa đệm.

Do tuổi tác

Những người ở độ tuổi từ 30-60 tuổi có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất. Đó là do khi tuổi ngày một cao, đĩa đệm bị mất dần nước và trở nên khô. Từ đó, vòng bao xơ bên ngoài nhân nhầy bị thoái hóa, bên trong nhân nhầy sẽ phình ra. Khi đĩa đệm ngày càng suy yếu, sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, các nhân nhầy bên trong có thể sẽ bị vỡ ra và được xem là thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân do bệnh lý về cột sống

Thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, nguyên nhân mà ít người chú ý đến đó là do bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo cột sống…

Thừa cân, béo phì

Cơ thể có trọng lượng quá nặng sẽ làm tăng sức nặng cho cột sống và gây thoát vị đĩa đệm.

Một số nguyên nhân khác

Thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy do tai nạn hoặc chấn thương cột sống. Ngoài ra, việc ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích hoặc di truyền từ bố mẹ sang con cái cũng là những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

Biểu hiện của thoái vị đĩa đệm

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Nếu bạn có một đĩa đệm bị thoát vị đĩa hoặc phồng lên ở cổ (cột sống cổ ) thì bạn có thể gặp:

  • Cổ đau.
  • Căng cơ hay chuột rút ở cổ..
  • Đau lan (hoặc đi) xuống cánh tay.
  • Ngứa ran ở cánh tay, khuỷu tay hoặc ngón tay.
  • Tê, yếu ở cánh tay, khuỷu tay hoặc ngón tay.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm lưng.

Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm lưng bao gồm: .

  • Đau lưng.
  • Căng cơ hoặc chuột rút ở vùng thắt lưng..
  • Đau lan xuống chân. Đây cũng có thể là triệu chứng đau thần kinh tọa.
  • Ngứa ran ở chân hoặc bàn chân.
  • Tê yếu ở chân hoặc bàn chân.
  • Trường hợp này rất hiếm gặp đó là mất kiểm soát bàng quang, ruột.

Cách phòng chống bệnh thoái vị đĩa đệm

Để phòng chống bệnh thoái vị đĩa đệm, chúng ta có thể áp dụng theo những phương pháp đơn giản mà rất hữu ích sau:

  • Nằm, ngồi hay đứng đúng tư thế.
  • Lao động vừa sức, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để điều hòa sự lao động và phục hồi đĩa đệm.
  • Tránh tình trạng mang vác vật nặng, gây ảnh hưởng đến sức chịu đựng của cột sống.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, không dùng các chất kích thích.
  • Tập luyện thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ 6 tháng/1 lần.

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh lệch đĩa đệm

Bệnh lệch đĩa đệm gây ra những bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân và biểu hiện của lệch đĩa đệm là gì? Mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có mang.

Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là tình trạng thoát vị đĩa đệm khá phức tạp, khó chữa trị và phát sinh nhiều nguy cơ cũng như biến chứng nghiêm trọng khiến đời sống và sức khỏe của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.

Khi nào bệnh nhân nên mổ thoát vị đĩa đệm?

Khi nào bệnh nhân nên mổ thoát vị đĩa đệm? Là câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân thắc mắc, bởi đây là biện pháp can thiệp xâm lấn khi tình trạng bệnh nhân ở mức độ nặng, cần có sự can thiệp chuyên sâu của kỹ thuật y tế.