Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra khi đĩa đệm giữa các đốt sống bị mòn, mất nước, giảm độ đàn hồi, nứt vỡ do quá trình lão hóa hoặc bị chấn thương ở vùng cột sống.
- Bị thoát vị đĩa đệm nên uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?
- Làm thế nào để phục hồi chức năng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?
- Sau khi chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm có bị tái phát hay không?
Mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?
Mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ gặp phải ở người cao tuổi mà cả những người trẻ tuổi và không phân biệt giới tính. Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Theo các bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, mặc dù bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng không đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến việc mang thai của các chị em phụ nữ.
Theo đó khi mắc phải căn bệnh này những cơn đau nhức thường xuyên diễn ra có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục của 2 vợ chồng. Bên cạnh đó, có những tư thế quan hệ không thuận lợi sẽ khiến người bệnh bị đau đớn, khó chịu và sinh ra tâm lý lười “yêu”, e ngại chuyện chăn gối, đời sống vợ chồng. Vì thế các bác sĩ cũng khẳng định, bệnh thoát vị đĩa đệm không gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai cũng như sức khỏe của thai nhi trong bụng nhưng để đảm bảo sức khỏe cũng như cuộc yêu thêm mặn nồng thì bạn nên điều trị và có phương pháp thăm khám trước khi có ý định mang thai.
Phụ nữ nên điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm trước khi có ý định mang thai
Phụ nữ nên điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm trước khi có ý định mang thai
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều các cơn đau ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, theo đó những chị em phụ nữ mang thai khi mắc căn bệnh này sẽ càng khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn. Mặt khác, khi mang thai nồng độ các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi sẽ càng gây khó chịu hơn cho người bệnh. Đặc biệt, sức ép của thai nhi lên vùng cột sống lưng cũng sẽ tăng theo thời gian. Chính điều này sẽ khiến cho trọng tâm cơ thể thay đổi, phụ nữ mang thai bắt buộc phải hơi ngả lưng về phía sau để nâng đỡ bào thai phía trước. Do đó, tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ càng tồi tệ hơn.
Theo các bác sĩ điều trị bệnh cơ xương khớp cho biết, trong quá trình mang thai các phương pháp điều trị bệnh cũng bị giới hạn. Vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên các mẹ không thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, phẫu thuật trong khoảng thời gian này. Do đó, cách tốt nhất, phụ nữ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên điều trị dứt điểm căn bệnh này trước khi quyết định mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi luôn được ổn định.
Nếu khi mang thai mới biết mình bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì mẹ bầu cần đi lại nhẹ nhàng, tránh thay đổi các vị trí một cách đột ngột, ngồi đúng tư thế, nên nằm ngủ nghiêng và tập các bài tập yoga nhẹ nhàng. Ngoài ra có thể sử dụng một số bài tập vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt để giảm đau nhức và tốt cho thai nhi.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net