Làm thế nào để phục hồi chức năng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cột sống của con người đã bị can thiệp rất nhiều nên chúng cần thời gian để phục hồi lại, vậy làm thế nào để phục hồi chức năng tốt nhất?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhiều người cho rằng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh sẽ có thể tự phục hồi nhưng trên thực tế thì không phải như vậy vì phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào việc sử dụng các bài tập phục hồi chức năng.

Làm thế nào để phục hồi chức năng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?

Làm thế nào để phục hồi chức năng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?

Làm thế nào để phục hồi chức năng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị, người mắc bệnh không thể nào trở lại cuộc sống bình thường ngay được, tất cả phụ thuộc vào sự chăm chỉ và kiên trì của bạn. Các bài tập xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng sau mổ không chỉ giúp bạn rút ngắn thời gian phục hồi bệnh mà còn dự phòng tái phát cơn đau rất hiệu quả. Vì thế các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin giới thiệu các bài tập phục hồi sau đây:

Việc lựa chọn bài tập cũng là điều quan trọng, tập luyện theo thứ tự sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và không ảnh hưởng đến vết mổ chưa lành. Cụ thể:

Sau mổ nửa ngày

Lúc này bệnh nhân còn rất yếu, vết mổ đã hết thuốc tê và bắt đầu đau nhưng bệnh nhân không nên nằm một chỗ và đợi chờ, hãy bắt đầu tập luyện ngay khi còn ở trên giường bệnh. Và bài tập thở bằng bụng sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho sự vận động của cơ hoành:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên giường, hai chân chống, đặt hai tay lên bụng, đan vào nhau.
  • Bước 2: Hít vào từ từ bằng mũi cho bụng hóp lại, sau đó nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. Trong lúc thở ra, dùng hai tay ấn trên bụng, bụng vẫn phồng lên. Mỗi động tác hít thở cố duy trì khoảng 5s.

Thời gian tập: 10 phút/lần, 4 lần/ngày.

Sau mổ một ngày

Sức khỏe bệnh nhân sau mổ bệnh thoát vị đĩa đệm một ngày đã có tiến triển hơn rất nhiều nên có thể thực hiện:

  • Bước 1: Thực hiện những bài tập chân, khớp gối, khớp háng… nhẹ nhàng và chậm rãi. Bài tập chân: Gập duỗi, xoay cổ chân và các ngón chân. Khớp gối, khớp háng: Gập duỗi từng chân, xoay trong, xoay ngoài từng chân.
  • Bước 2: Tập nằm nghiêng: Nghiêng trái: Nằm ngửa, chân trái duỗi thẳng, chân phải chống xuống giường làm trụ, tay phải đưa sang bên trái và chống xuống giường để lấy lực nghiêng người sang trái tránh trường hợp tê tay chân. Nghiêng phải: Thực hiện ngược lại.
  • Bước 3: Tập ngồi dậy với đai lưng hỗ trợ. Sau khi đã nằm nghiêng được, đưa 2 chân ra mép giường, hai tay chống xuống để ngồi dậy. Ngồi dậy từ từ tùy theo sức, chưa vội đi lại. Mệt thì từ từ nằm xuống theo tư thế ngược lại.
  • Bước 4: Vận động khi ngồi vững. Thõng 2 chân xuống giường, thực hiện các động tác nâng chân, gập duỗi khớp gối, cổ chân.
  • Bước 5: Tập đi bằng khung tập đi nếu sức khỏe ổn định.

Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý: Mỗi động tác phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm thực hiện khoảng 20 lần, 2- 3 lần/ngày. Nghỉ ngơi giữa mỗi lần tập 1 – 2 phút nếu thấy mệt. Luôn làm mọi động tác dưới sự cho phép và hướng dẫn của kỹ thuật viên.

Ngày 2 – 3 sau mổ

Giai đoạn này, bệnh nhân đã đi lại nhẹ nhàng nhờ sự trợ giúp của đai lưng và khung tập đi. Khoảng ngày thứ 3, bệnh nhân có thể xuất viện và trở về nhà (đối với bệnh nhân mổ nội soi). Nếu là bệnh nhân mổ hở, cần nằm nghỉ ngơi tại giường ít nhất 1 tuần trước khi muốn dậy tập đi.

Ngoài ra, sau khi trở về nhà, bệnh nhân chú ý chăm chỉ luyện tập các động tác đã được bác sĩ hướng dẫn để cơ thể nhanh chóng bình phục. Lưu ý đeo đai lưng khi tập, một số động tác quen thuộc được các chuyên gia khuyến khích như co chân, đi bộ, đạp xe trên không, giữ thăng bằng…

Một số lưu ý khi sinh hoạt sau mổ thoát vị đĩa đệm

Một số lưu ý khi sinh hoạt sau mổ thoát vị đĩa đệm

Một số lưu ý khi sinh hoạt sau mổ thoát vị đĩa đệm

Theo các bác sĩ chuyên khoa điều trị bệnh cơ xương khớp cho biết, đây cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch phục hồi chức năng để tránh những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Bởi ngoài các bài tập chuyên biệt, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động để vết thương mau phục hồi và không tái phát. Cụ thể:

  • Nghỉ ngơi: Thời gian đầu khi về nhà, không nằm võng hay đệm quá mềm, không gối đầu cao hoặc nằm sofa, cần sử dụng đai lưng. Thời gian sau ổn định hơn thì giảm tần suất dùng đai lưng dần.
  • Ăn uống: Thời gian đầu chỉ ăn đồ mềm dễ tiêu như cháo, súp, sau đó ăn nhiều chất bổ và canxi để cột sống ổn định, tránh bị gai cột sống hoặc thoát vị trở lại. Không ăn thực phẩm cay nóng, dầu mỡ và các chất kích thích.
  • Sinh hoạt: Giữ tư thế sinh hoạt đúng, ngồi thẳng lưng, đứng thẳng lưng, 3 tháng đầu hạn chế sinh hoạt tình dục hoặc chọn tư thế ít ảnh hưởng đến cột sống. Tất cả những điều này sẽ quyết định đến bệnh của bạn có tái phát hay không?

Không chỉ bệnh thoát vị đĩa đệm mà bất kì căn bệnh nào sau khi mổ điều trị cũng cần có thời gian để phục hồi. Vì thế bệnh nhân nên tuân thủ sự hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo sức khỏe.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới