Những quan niệm sai lầm trong điều trị về bệnh gai cột sống

Gai cột sống là chứng bệnh cơ xương khớp thường gặp, tuy nhiên không mấy người có kiến thức cũng như các quan niệm sai lầm vẫn tồn tại rất nhiều.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, gai xương là các mỏm xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống, hậu quả của sự lắng đọng canxi ở bờ đốt sống hoặc ở dây chằng đốt sống.

Những quan niệm sai lầm trong điều trị về bệnh gai cột sống

Những quan niệm sai lầm trong điều trị về bệnh gai cột sống

Rất nhiều người cảm thấy lo sợ và muốn tìm cách cắt bỏ những gai xương này đi, tuy nhiên những gai xương này không phải là một bệnh mà chỉ là các biểu hiện của các bệnh viêm, thoái hóa hoặc sau chấn thương cột sống. Gai cột sống thường xuất hiện ở người tuổi từ 40 trở lên, nam gặp nhiều hơn nữ. Gai thường mọc ở mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai thường xuất hiện ở đốt sống cổ và thắt lưng, vì hai bộ phận này hoạt động nhiều nhất, nên dẫn đến tình trạng khớp thoái hóa nhanh.

Có rất nhiều những quan điểm sai lầm trong quá trình điều trị gai cột sống mà bệnh nhân cần tránh để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.

Gai cột sống có thể dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị kịp thời

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, những biểu hiện đầu tiên của bệnh nhân gai cột sống chính là đau cổ, đau vai gáy, nhức đầu, đau lan xuống tay thậm chí đến các ngón tay. Với người bị gai đốt sống thắt lưng thì đau thắt lưng, đau hông, đau có thể xuống chân theo kiểu đau thần kinh tọa hoặc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Gai cột sống khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn

Gai cột sống khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn

Đau đớn khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động cổ, vai, thắt lưng. Dần dần, cơ bắp yếu đi, đặc biệt là ở tay và chân. Bệnh nhân có dáng đi vẹo vọ hoặc lưng còng xuống. Một số ít các trường hợp, chèn ép thần kinh nặng gây bí tiểu, táo bón, đại tiểu tiện không tự chủ, bệnh nhân trở nên tàn phế, thậm chí có thể tử vong. Đó là biến chứng nặng cần phải được phát hiện và điều trị nhanh chóng.

Điều trị gai cột sống bằng cách nào?

Bác sĩ Chu Hòa Sơn cho biết thêm, đối với bệnh nhân có gai nhưng không gây đau thì không điều trị. Hướng điều trị tốt nhất đối với bệnh nhân mắc bệnh gai cột sống là điều trị bảo tồn và sẽ cắt bỏ gai khi thật cần thiết. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được phát hiện và điều trị nguyên nhân gây gai cột sống.

Để quá trình điều trị có hiệu quả, việc đầu tiên bệnh nhân cần thực hiện đó chính la nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, giảm áp lực lên các vùng bị đau. Có thể dùng nẹp cổ, đai lưng… để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Bệnh nhân có thể được sử dụng những thuốc giảm đau do Bác sĩ chỉ định. Các thuốc thường được dùng chính là các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ, tiêm cạnh cột sống bằng thuốc chống viêm steroid.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thực hiện những bài tập Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, châm cứu, hồng ngoại, điện xung, điện dẫn thuốc, siêu âm dẫn thuốc,…

Những quan niệm sai lầm trong điều trị về bệnh gai cột sống

Những quan niệm sai lầm trong điều trị về bệnh gai cột sống

Những quan điểm sai lầm trong điều trị bệnh gai cột sống

Sai lầm 1: Khi được các Bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh lý cơ xương khớp này, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai”. Nhưng thực tế không hề có chỉ định và không thể mổ cắt gai cột sống, xu hướng điều trị gai cột sống thường là bảo tồn, không phải bệnh nhân cứ thấy gai cột sống xuất hiện là cắt bỏ và không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ, vì quá trình hình thành gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Sai lầm 2: Khi bệnh nhân mắc bệnh gai cột sống nhiều người có suy nghĩ không nên ăn thực phẩm giàu canxi để hạn chế sự phát triển thêm gai. Đây là quan điểm sai lầm, vì  ăn đủ lượng canxi trong thực phẩm không ảnh hưởng đên sự hình thành và phát triển các gai này, không làm gai mọc nhiều hơn.

Sai lầm 3: Một số bệnh nhân còn cho rằng nên ăn mặn để muối sẽ giúp cho cơ thể hấp thu một phần canxi vào máu. Trên thực tế lượng canxi trong máu được cơ thể kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Bổ sung muối ăn không có tác dụng điều trị gai xương mà thậm chí có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể, góp phần gây tăng huyết áp, phù, làm thận phải làm việc quá sức để thải lượng muối thừa ra khỏi cơ thể.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới