Bác sĩ chuyên khoa bật mí BÍ QUYẾT giúp hệ cơ xương khớp khỏe mạnh

Hệ cơ xương khớp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cũng như tính mạng con người, vậy làm thế nào để bạn có hệ cơ xương khớp luôn khỏe mạnh?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, hệ cơ xương khớp có nhiệm vụ nâng đỡ, vận động cho cơ thể, chính vì vậy mỗi người cần có ý thức bảo vệ hệ xương khớp của mình.

Bác sĩ chuyên khoa bật mí BÍ QUYẾT giúp hệ cơ xương khớp khỏe mạnh

Bác sĩ chuyên khoa bật mí BÍ QUYẾT giúp hệ cơ xương khớp khỏe mạnh

Để xương khớp luôn khỏe mạnh, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học và khám sức khỏe định kỳ cũng như chế độ chăm sóc mỗi ngày để hệ xương khớp luôn khỏe mạnh. Dưới đây là những biện pháp giúp hệ xương khớp luôn khỏe mạnh.

Chế độ vận động hợp lý

Đã có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích đa dạng mà chế độ vận động hợp lý mang lại cho con người, đặc biệt là những bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp. Vận động và tập luyện thể lực đều đặn giúp bệnh nhân phòng ngừa và điều trị cũng như phục hồi một số chức năng cũng như một số bệnh hiệu quả. Điều này cũng giúp bạn tăng cường lực và sức mạnh của cơ bắp cũng như sức bền cơ thể.

Ngoài ra, vận động tập luyện khoa học còn có thể phòng  và kiểm soát được một số bệnh lý như bệnh thoát vị đĩa đệm, hay thoái hóa khớp. Điều dưỡng Lâm Thị Nhung hiện đang công tác và giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, lối sống tĩnh tại, ít vận động, đặc biệt là việc nằm lỳ trên giường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp khi về già. Tuy chế độ vận động hợp lý không ngăn được việc mất các khoáng chất của xương, nhưng vận động giúp bộ xương chắc khỏe, hạn chế tình trạng loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh.

Vận động hợp lý giúp bạn hạn chế biến chứng của bệnh cơ xương khớp

Vận động hợp lý giúp bạn hạn chế biến chứng của bệnh cơ xương khớp

Hiệu quả của vận động tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như thể trạng của người bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ của loại hình vận động và cường độ tập. Nên bạn cần lựa chọn được cho mình loại phù hợp với tuổi tác, tình trạng sinh lý, thời gian… Sau đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng. Nếu bạn không biết mình phù hợp với loại hình nào thì có thể tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa xương khớp của mình.

Theo khuyến cáo của các nhà Khoa học, chế độ vận động cho từng đối tượng được cụ thể hóa như sau:

  • Đối với một người bình thường không có bệnh lý đặc biệt: Số bước cần đi mỗi ngày là 4.000 với người cao tuổi, 7.000 – 8.000 với người trung niên và 10.000 với người trẻ.
  • Người béo phì muốn giảm cân, nên đi bộ chậm sẽ tránh được nguy cơ viêm khớp, chấn thương khớp, đốt nhiều mỡ thừa hơn. Thời gian đi bộ tối thiểu 30 phút/ngày.
  • Trẻ em đi học (từ lớp 1 trở lên, nếu đoạn đường từ nhà đến trường dưới 2.000 m) nên cho đi bộ. Ngày đầu, người lớn nên đi kèm để hướng dẫn cách đi (không nhanh quá, chậm quá, không được chạy nhảy). Tạo cho các em thói quen tự rèn luyện và không ỷ lại người lớn chở đi học. Làm cho khí huyết lưu thông, cơ bắp rắn chắc, khi học dễ tiếp thu hơn. Cơ thể được tiếp xúc với ánh nắng, tạo ra vitamin D3 chống còi xương.

Ngoài một chế độ vận động hợp lý, bạn cũng cần có một chế độ ăn uống khoa học  cũng như suy trì cân nặng của mình một cách hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bệnh nhân hạn chế được bệnh xương khớp

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bệnh nhân hạn chế được bệnh xương khớp

Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý

Bạn nên giữ cơ thể mình ở trạng thái bình thường, cân đối với điều kiện lý tưởng để các khớp khỏe mạnh. Bởi vì các khớp cổ chân, khớp gối, hông và thắt lưng phải nâng đỡ trọng lượng toàn bộ cơ thể nên việc duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp là vô cùng cần thiết, tránh việc thừa cân gây áp lực lớn lên các khớp.

Bạn cũng nên thay đổi chế độ ăn của mình, nên ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Việc ăn quá nhiều chất đạm, sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng lên đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh đau xương khớp và dẫn đến bệnh Gout.

Đối với người ở độ tuổi trung niên nên tăng cường sử dụng các loại hoa quả như: đu đủ, dứa, chanh, bưởi,…để hạn chế các bệnh lý xương khớp. Các loại trái cây này cung cấp thêm cho cơ thể các chất chống oxy hóa cũng như Vitamin C, ngoài ra nếu đem quả bơ kết hợp với đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen là thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu hơn về những BÍ QUYẾT giúp hệ cơ xương khớp của mình luôn khỏe mạnh.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới