Nguy cơ bị gù vẹo cột sống do bệnh loãng xương

Loãng xương được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gù vẹo cột sống do một rối loạn chuyển hóa của bộ xương khiến sức mạnh của xương giảm.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì nguy cơ bị gù vẹo cột sống do bệnh loãng xương cũng như các biến chứng do bệnh gây ra càng nguy hiểm.

Nguy cơ bị gù vẹo cột sống do bệnh loãng xương
Nguy cơ bị gù vẹo cột sống do bệnh loãng xương

Sức mạnh của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng (mật độ khoáng chất) và chất lượng của xương. Bệnh loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương suy giảm trong khi quá trình hủy xương. Các ống đốt xương thường giòn và dễ bị gãy khi có tác động do thiếu canxi ở người bị loãng xương.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương như: lão hóa, di truyền, nội tiết tố, người bị bệnh thận hay dùng thuốc corticoid. Bệnh loãng xương cũng thường gặp ở những người trên 50 tuổi, nhất là phụ nữ sau mãn kinh.

Loãng xương có thể dẫn đến gù vẹo cột sống

Cột sống con người được cấu tạo bởi 33 đốt sống. Giữa hai đốt sống là đĩa đệm có tác dụng trong việc chống ma sát, giảm xóc do có tính đàn hồi. Cong vẹo cột sống hình chữ S ngược thường gặp nhiều nhất trong khi cong vẹo hình chữ C ít gặp hơn. Khi đoạn cột sống cổ và lưng cong lồi về sau quá mức khiến lưng bệnh nhân tròn, vai thấp xuống, bụng nhô, đầu ngả về phía trước, tạo tư thế gù vẹo cột sống.

Theo các chuyên gia bệnh cơ xương khớp, người bị bệnh thoát vị đĩa đệm, loãng xương là một trong các yếu tố hàng đầu dẫn đến tình trạng gù vẹo cột sống bên cạnh nguyên nhân như lối sống, tư thế ngồi không khoa học hay dị tật bẩm sinh. Khi bị loãng xương, canxi cung cấp không đủ cho việc hình thành xương, mật độ tế bào xương giảm sút, dẫn đến xương xốp hơn. Đặc biệt trong quá trình sinh hoạt, làm không khoa học cũng trở thành nguyên nhân phổ biến dẫn đến cột sống bị biến dạng và trở nên cong vẹo, gãy lún.

Loãng xương khiến cấu trúc xương bị biếng dạng.
Loãng xương khiến cấu trúc xương bị biếng dạng.

Đối với phụ nữ sau khi mãn kinh, khoảng 5 năm sau sẽ xuất hiện hiện tượng mất chất khoáng ở xương dẫn tới tình trạng loãng xương gia. Gù vẹo cột sống là một rối loạn thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, bị loãng xương và thường xuyên gãy xẹp đốt sống. Phần trước của đốt sống sẽ bị xẹp và tạo thành hình chêm do thiếu khoảng đốt sống bình thường. Gù làm cho cột sống ngực cong hơn bình thường.

Tùy theo mức độ biến dạng cột sống mà sức khỏe cơ thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là chức năng hô hấp. Gù vẹo cột sống có thể khiến thể tích phổi giảm, thông khí kém, khi trở nặng có thể gây suy yếu và đau dữ dội. Về lâu dài, gù lưng có thể gây chèn ép tim, phổi, ruột gây khó thở và chán ăn.

Phòng tránh gù vẹo cột sống do loãng xương

Theo các chuyên gia bệnh cơ xương khớp, để có thể điều trị bệnh loãng xương, gù vẹo cột sống thì áp dụng biện pháp tập vật lý trị liệu, mang áo nẹp hoặc phẫu thuật chỉnh hình nếu vị trí vẹo cột sống trên 40 độ đang là giải pháp được áp dụng hiện nay.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất là mỗi người cần xây dựng cho mình kế hoạch phòng ngừa bênh hiệu quả nếu không muốn bệnh xảy ra. Để làm được điều đó thì bạn cần chế độ dịnh dưỡng và vận động khoa học.

Chế độ dinh dưỡng

Tăng cường bổ sung canxi và vitamin D: Bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm giúp tăng cường canxi cho cơ thể như: các loại tôm, cua, cá, ốc, sò… sữa, các sản phẩm từ sữa hay các loại rau có màu xanh đậm. Cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng là cách bổ sung vitamin D an toàn và hiệu quả.

Phòng tránh gù vẹo cột sống do loãng xương
Phòng tránh gù vẹo cột sống do loãng xương

Vận động đúng tư thế

Các chuyên gia bệnh học loãng xương lưu ý, khi bị đau lưng hay gặp các vấn đề về cột sống không nên nằm yên một chỗ mà phải tích cực vận động nhẹ nhàng kết hợp với hít thở sâu để các cơ lưng được vận động. Trong quá trình làm việc, học tập thì không nên ngồi quá lâu trong một tư thế, nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tăng cường vận động với những động tác xoay cổ, vay gáy và giúp giãn các cơ ở cột sống thắt lưng, tăng tính linh hoạt của cột sống.

Nên để hai bàn chân ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc tối ưu là 90 độ lưng có thể tựa vào ghế để tăng thêm điểm tựa, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn khi ngồi.

Thường xuyên luyện tập thể dục bằng các môn thể thao như bơi lội hay các môn có lợi cho xương khớp. Đồng thời không nên lao động sớm đối với trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn phát triện và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.

Gù vẹo cột sống do bệnh loãng xương đang không ngừng gia tăng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, theo đó bạn nên xây dựng cho mình kế hoạch phòng bệnh theo hướng dẫn của chuyên gia để có một sức khỏe tốt nhất.

Bích Nhuần: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới