Bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương làm xương giòn, mỏng nên dễ gãy, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, đòi hỏi y học cần có giải pháp điều trị hiệu quả..

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (110 đánh giá, trung bình: 4,51 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh loãng xương làm xương giòn, mỏng nên dễ gãy, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, đòi hỏi y học cần có giải pháp điều trị hiệu quả.

Tổng quan bệnh loãng xương, nguyên nhân và các điều trị

Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương được xem một loại bệnh thường để lại những hậu quả xấu đến xương và rất khó điều trị, khiến người bệnh gặp khá nhiều phiền toái trong cuộc sống. Bệnh loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích. Đây là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung.

Bệnh loãng xương thường gặp ở đối tượng nào?

Hiện nay có tới ½ số phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị gãy xương cột sống, xương đùi hoặc xương cổ tay do mắc phải chứng bệnh loãng xương. Điều đặc biệt hơn là tỷ lệ người bị loãng xương hiện nay ngày càng tăng và trẻ hóa.

Trong đó bệnh loãng xương thường gặp ở những trẻ thiếu cân, thiếu dinh dưỡng canxi. Những người thường xuyên làm các công việc nặng, vật vả, khuân vác nhiều chiếm tỷ lệ cao hiện nay. Bên cạnh đó các chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược cho rằng, những người thường xuyên dùng corticosteroids hay những người có xương mỏng và tỷ trọng xương thấp đều là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương.

Triệu chứng của bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương là căn bệnh phổ biến hiện nay nhưng để nói về kiến thức chuyên sâu về bệnh thì không phải người dân bình thường nào có thể nhận diện chính xác. Mặt khác đây là căn bệnh có nhiều điểm tương đồng với các bệnh xương khớp khác nên việc tham khảo kiến thức từ những giảng viên chuyên ngành Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện dễ dàng hơn.

Những triệu chứng của bệnh loãng xương có thể nhận biết qua những đặc điểm sau:

  • Đau xương: có cảm giác đau cột sống do xẹp các đốt sống hoặc rối loạn tư thế cột sống.
  • Người có tư thế gù lưng, chiều cao giảm đi so với lúc trẻ tuổi.
  • Người bệnh khó thực hiện được các động tác cúi, ngửa, quay lưng,…và có cảm giác đau khi thực hiện các động tác đó.
  • Đau dây thần kinh hông.
  • Gây ra một số chứng bệnh đau lưng, đau mãn tính
  • Khả năng gãy xương cao như gãy xương cánh tay, xương sườn, đầu trên xương đùi, đầu dưới xương cẳng tay, xương chậu và xương cùng.
  • Người bị đau các dây thần kinh trên sườn lan ra phía bụng.
  • Béo bệu, rối loạn nội tiết, tăng huyết áp, hư khớp, viêm tổ chức dưới da.

Chẩn đoán lâm sàng loãng xương

  • Người bệnh đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau mỏi cơ bắp, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân), ớn lạnh, hay bị chuột rút (vọp bẻ) các cơ…
  • Cột sống có cảm giác đau, cơn đau này lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu hay thay đổi tư thế. Người bệnh có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương như gãy lún đốt sống, gãy xương cổ tay, gãy cổ xương đùi…
  • Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở
  • Đau mỏi mơ hồ ở cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt xương cẳng chân),
  • Gù lưng, giảm chiều cao

Tuy nhiên đây là căn bệnh diễn biến âm thầm khi hàng ngày lấy calci trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể con người. Khi nhận thấy những dấu hiệu lâm sàng thì cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương.

Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương.

Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Có thể thấy rằng bệnh loãng xương đang gây ra những bất lợi lớn đến chức năng vận động của con người, Do đó bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thật sự để từ đó tìm ra được hướng điều trị phù hợp.

Cũng trả lời câu hỏi “nguyên nhân gây bệnh loãng xương là gì?” trên fanpage Tin tức Y tế Việt Nam, các chuyên gia của chương trình, đồng thời cũng là giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng:

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương được xuất phát từ việc trẻ thiếu cân, thiếu dinh dưỡng canxi. Điều này được xác nhận bởi các nghiên cứu cho thấy những trẻ bị thiếu cân, còi xương lúc nhỏ có nguy cơ bị bệnh loãng xương cao khi qua độ tuổi 40. Những người dành thực đơn chế độ ăn kiêng thiếu canxi trầm trọng cũng là nguyên nhân khiến nguy cơ bị bệnh loãng xương gia tăng.

Yếu tố di truyền cũng không thể bỏ qua trong danh sách những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương, theo đó những gia đình có người từng bị mắc bệnh loãng xương thì con cái dễ dàng mắc bệnh loãng xương hơn.

Estrogen rất có ích trong việc tổng hợp canxi cho xương và giúp tăng cường tạo xương chắc khỏe và lượng estrogen bị giảm mạnh trong những ngày đèn đỏ nên sẽ rất khiến bạn dễ dàng mắc bệnh loãng xương nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Corticosteroids là một trong số thuốc gây loãng xương và nguy hiểm nhất là steroids (cortisone hay predinisone). Nếu dùng corticosteroids trong thời gian dài sẽ khiến bạn dễ dàng mắc bệnh loãng xương. Bên cạnh đó những bạn có xương mỏng và tỷ lệ xương thấp cũng nằm trong nguy cơ bị loãng xương và sẽ càng trầm trọng hơn khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh.

Cùng với đó là do bệnh thận, bệnh nội tiết, lạm dụng steroid, heparin hay do đặc trưng của nghề nghiệp phải ngồi quá lâu.

Cách phòng và trị bệnh loãng xương

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị bệnh loãng xương được áp dụng phổ biến nhất chính là phương pháp Đông y và Tây y.

Phương pháp Tây y điều trị bệnh loãng xương

Đối với phương pháp Tây y thì bệnh loãng xương sẽ được điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc chống hủy xương và thuốc tái tạo xương, góp phần là giảm quá trình mất calci dẫn tới xương bị phân hủy, thúc đẩy quá trình tái tạo xương, hấp thu calci tốt hơn.

Thuốc chống hủy xương: là nhóm thuốc quan trọng nhằm làm giảm hoạt tính của tế bào hủy xương và làm giảm chu chuyển xương bao gồm: Nhóm hormoon, Nhóm Bisphophonates, Nhóm Calcitoni.

Nhóm thuốc tái tạo xương bao gồm: Calcium Parathyroid Hormon và vitamin D. Các loại thuốc tăng đồng hóa như Durabolin, Deca-Durabolin …

Theo các chuyên gia về Bệnh cơ xương khớp, căn cứ vào tình trạng cũng như mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc khác nhau và người bệnh đặc biệt lưu ý không được sử dụng tùy tiền nếu không được sự cho phép hoặc giám sát từ các bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Điều trị bệnh loãng xương bằng phương pháp đông y.

Điều trị bệnh loãng xương bằng phương pháp đông y.

Điều trị bệnh loãng xương bằng đông y

Trong Đông y, để điều trị tốt bệnh loãng xương thì các phương pháp này sẽ tập trung chủ yếu dưỡng cốt thủy, bổ thận sinh tinh, thanh nhiệt giải độc.

Tuy nhiên dù dùng phương pháp điều trị Đông y hay Tây y thì điều quan trọng nhất mà người bệnh không thể bỏ qua chính là tuân thủ liệu pháp điều trị của bác sĩ, thầy thuốc chữa bệnh, dược sĩ được đào tạo qua trường lớp; không tự ý dùng thuốc nếu không có sự cho phép của bác sĩ, dược sĩ.

Tóm lại khi bị loãng xương, người bệnh cần dùng thuốc liên tục và được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp tư vấn, theo dõi tình trạng bệnh. Bệnh cạnh phác đồ điều trị thì người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Các từ khóa được tìm kiếm nhiều: Bệnh loãng xương là gì, nguyên nhân gây bệnh loãng xương, bệnh loãng xương, cách phòng bệnh loãng xương, cách chữa trị bệnh loãng xương, bệnh loãng xương thường gặp ở các đối tượng nào,…

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới