- Hướng dẫn làm bài thuốc chữa bệnh gout từ lá trầu không và nước dừa
- Bệnh Gout có phải là căn bệnh di truyền hay không?
- Một số loại hoa quả người mắc bệnh Gout nên bổ sung thường xuyên
Có thể mất mạng vì ăn thịt chó
Chó bị đánh bả làm thịt rất nguy hiểm. Bả chó được làm bằng nhiều nguồn chất độc như thuốc trừ sâu, thuốc chuột. Khi chó trúng bả, sẽ có lượng chất độc vào máu của chúng, đem chế biến không loại trừ được hết các chất này. Độc tố sẽ tác động tiêu cực tới cơ thể người ăn, phản ứng nhẹ sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, gia tăng bài tiết, nặng có thể gây co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.
Thịt chó sinh năng lượng cao. Trong 100g thịt chó cung cấp 338 Kcal, trong khi thịt bò chỉ cung cấp 118 Kcal, thịt gà là 199 Kcal. Tuy nhiên, so với thịt các động vật khác như trâu, bò, thịt chó có tính phức tạp hơn rất nhiều do chúng vốn ăn tạp, không ăn cây cỏ như bò. Chính vì thế, thịt chó dễ bị nhiễm nhiều giun, sán hơn bất kì loại động vật nào.
Theo tổng hợp, tại Thanh Hóa ghi nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện với khối u trong phổi, sau xét nghiệm kết luận bệnh nhân mắc sán dây chó.
Bệnh gout, bệnh gan, thận khi ăn thịt chó
Thịt chó là thực phẩm có nhiều chất đạm và có tính “nóng”, làm tăng chỉ số axit uric trong cơ thể. Nếu ăn thịt chó trong thời gian dài sẽ cảm thấy nóng trong người, chướng bụng, khó tiêu. Lúc này, các bộ phận như gan, thận không thể đáp ứng kịp, gây ra các bệnh như xơ gan, suy thận, bệnh gout…
Thịt chó có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến tình trạng thêm táo bón nặng hơn. Ăn thịt chó khiến thai phụ dễ bị tiền sản giật hoặc sản giật.
Bên cạnh đó, trong Đông y cũng khẳng định, thịt chó thuộc tính nhiệt và có tác dụng bổ dưỡng mạnh. Do vậy sau khi ăn nhiều, người lớn tuổi hoặc những người mắc bệnh huyết áp dễ bị tăng huyết áp, thậm chí dẫn tới tai biến, vỡ mạch máu não. Do đó, người có bệnh liên quan mạch máu não cũng không nên ăn thịt chó.
Nhiễm virus dại do ăn tiết canh chó
Virus dại sẽ chết nếu được nấu chín hoàn toàn nhưng rất khó để phân biệt được con chó nào bị dại, con nào không. Nếu nước dãi của chó chứa virus dại dễ gây hiện tượng nhiễm chéo khi có thể dính vào các dụng cụ nhà bếp hay thức ăn.
Khi chó chưa lên cơn dại vẫn có thể có virus dại tiềm ẩn bên trong, người ta không phân biệt được con chó nào bị dại, con nào không. Nước dãi của chó chứa các virus dại, dễ rơi rớt sang các chỗ khác như quần áo của người giết, rơi vào dao thớt, qua ruồi rồi rơi vãi vào thức ăn gây hiện tượng nhiễm chéo. Ngay cả chó được tiêm vaccine cũng gây nguy hiểm đến sức khỏe của người ăn bởi hàm lượng vaccine dại trong thịt rất cao, có thể gây yếu, tê liệt hệ thần kinh trung ương theo thời gian.
Nhiễm ấu trùng sán chó Toxocara canis gây tử vong
Trong cơ thể chó chứa nhiều loại sán, giun, ấu trùng có thể nhiễm bệnh cho người. Ấu trùng sán dãi chó (Toxocara canis) có thể gây mù mắt, chứng điên loạn hoặc suy yếu các bộ phận nơi sán trú ngụ khác như gan, lách, phổi và gây tử vong. Đặc biệt, nhiễm virus dại từ chó rất nguy hiểm.
Sau khi được ăn vào, các ấu nang có dạng bướu. Bướu tăng trưởng đủ độ có đường kính từ 1 đến 7 cm, chứa trên hai triệu đầu sán. Bướu sán ký sinh ở gan có thể chèn ép ống dẫn mật gây vàng da.
Khi bướu ở tim trái vỡ, các đầu sán di chuyển lên não lách, thận, gan. Buồng tim phải, đầu sán di chuyển lên phổi. Bướu ở thận gây đau lưng, tiểu máu. Bướu ở lách làm đau cạnh sơn và xương son gồ lên. Bướu trong đốt xương sống có thể gây tổn thương tủy sống. Bướu ở các xương làm xương trở nên xốp, dễ gãy.
Các bào nang ấu trùng giun chó thường làm cho người có hiện tượng dị ứng, lên cơn hen (suyễn), khó thở, nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người, nấm tóc, nấm phổi. Bướu sán ký sinh mật gây vàng da, đau lưng, tiểu máu, gây tổn thương tủy sống. Ngoài ra còn có các hiện tượng như ngứa, nổi mề đay, nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường, rối loạn tiêu hóa, khó thở, tím tái, ngất, hôn mê hay sốc phản vệ.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net tổng hợp