Sử dụng thuốc điều trị bệnh đau dạ dày như thế nào cho có hiệu quả?

Tôi bị đau dạ dày, tôi không biết hiện nay có những loại thuốc nào để điều trị cũng như cách sử dụng thuốc trị bệnh đau dạ dày như thế nào để đem lại hiệu quả điều trị cao.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh đau dạ dày là bệnh chuyên khoa tiêu hóa khá phổ biến, bệnh nhân phải được sử dụng đúng thuốc, đúng liều và đủ thời gian thì bệnh mới có thể khỏi hoàn toàn.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh đau dạ dày như thế nào cho có hiệu quả?

Sử dụng thuốc điều trị bệnh đau dạ dày như thế nào cho có hiệu quả?

Thuốc điều trị bệnh đau dạ dày cần được sử dụng đúng

Dạ dày được coi là một túi chứa thức ăn, nơi thức ăn được nhào trộn với dịch vị, khởi đầu cho quá trình tiêu hóa, do vậy dạ dày chính là nơi tiếp xúc với rất nhiều các loại thức ăn cũng như những độc tố còn tồn tại trong thực phẩm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát sinh một số bệnh, như: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày-tá tràng, nặng hơn nữa là ung thư…

Để điều trị triệt để bệnh đau dạ dày, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ điều trị và sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của các Bác sĩ chuyên khoa. Theo nhịp sinh học, để thuốc điều trị viêm dạ dày được phát huy hết tác dụng, bệnh nhân nên sử dụng thuốc trước khi ăn, sau khi ăn hoặc trong khi ăn; hay thuốc dùng vào buổi sáng, buổi chiều, buổi tối hoặc trước khi đi ngủ…

Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ điều trị

Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ điều trị

Bạn cũng nên lưu ý đến việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau vì những loại thuốc này có khả năng làm tổn thương niêm mạc dạ dày khá nghiêm trọng. Trong một số trường hợp cần thiết phải sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến dạ dày, chúng ta cần tuân theo những nguyên tắc sau đây: phải có sự chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn, đúng liều lượng, đúng thời gian, không được tự ý dùng thuốc nếu chưa có ý kiến của thầy thuốc chuyên khoa; phải báo cho thầy thuốc biết nếu đã từng bị bệnh lý nào đó về dạ dày – tá tràng; không uống thuốc vào lúc bụng đói, phải uống ngay sau ăn; phải đến khám ngay và cho thầy thuốc biết những bất thường xảy ra khi sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp cần thiết, thầy thuốc sẽ chỉ định dùng thêm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày kèm theo.

Một số thuốc và nguyên tắc sử dụng thuốc điều trị bệnh đau dạ dày

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày, đặc biệt là bệnh dạ dày do viêm loét. Tùy theo tình trạng bệnh của người bệnh cũng như mức độ tổn thương mà Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một loại thuốc nhất định. Một số loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày thường gặp như: thuốc kháng acid như: Maalox, Stomafar, hay có khi cho dùng thuốc chống tiết axít mạnh: thuốc kháng thụ thể H2 như: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin hoặc thuốc ức chế bơm proton Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Esomeprazol,…

Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối việc điều trị

Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối việc điều trị

Thông thường việc điều trị bệnh đau dạ dày thường kéo dài, khiến bệnh nhân dễ nản chí và bỏ thuốc, điều này khiến cho tổn thương, vết loét ở niêm mạc dạ dày không lành hẳn, tình trạng đau dạ dày cứ tái đi tái lại nhiều lần, không khỏi dứt điểm. Vì vậy việc kiên trì điều trị là điều vô cùng cần thiết, do hiện nay đã xác định vi khuẩn có tên Helicobacter pylori có liên quan đến bệnh đau dạ dày, nên có phác đồ điều trị dùng thuốc kết hợp với các kháng sinh như: Tetracyclin, Amoxicillin, Metronidazol, Clarithromycin… thường dùng phác đồ điều trị 3 thuốc, trong đó có 2 kháng sinh, thậm chí 4 thuốc. Trường hợp này, nếu không tuân thủ theo chỉ chỉ định dùng kháng sinh theo toa, mà nghe theo lời mách bảo hoặc đọc trong sách báo rồi người bệnh tự chẩn đoán bệnh và tự ý mua kháng sinh dùng bừa bãi sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc, gặp khó khăn cho điều trị về sau.

Ngoài việc tuân thủ tuyệt đối chế độ điều trị mà Bác sĩ chuyên khoa cung cấp, bệnh nhân cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; không nên ăn quá nhiều chất béo. Chế độ ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không uống rượu. Không hút thuốc lá. Không nên ăn quá nhanh, nhai không kỹ. Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya, bữa ăn cuối cùng trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ. Không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu kéo dài.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới