Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có đi được xe đạp hay không?

Rèn luyện thể thao vận động liên tục là những lời khuyên bác sĩ dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, vậy khi mắc căn bệnh này có thể đi được xe đạp hay không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có đi được xe đạp hay không là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm, để biết chính xác thì bạn có thể tham khảo bài viết sau đây:

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp không?

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp không?

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh cơ xương khớp nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, theo đó chế độ sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị của bệnh nhân, vậy bệnh nhân có thể sử dụng xe đạp để làm môn thể thao hàng ngày hay không?

Đi xe đạp là một môn thể thao tốt cho người bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng. Chính vì thế, những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên đi xe đạp. Tuy nhiên, tùy vào mức độ bệnh của bệnh nhân, không phải trường hợp nào, người bệnh cũng có thể đi xe đạp được. Vì thế khi mắc bệnh bạn nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và nghe lời tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ

Nếu bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn đầu thì việc điều trị thoát vị đĩa đệm khá là đơn giản. Chủ yếu bạn chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt ăn uống điều độ kết hợp với rèn luyện thể thao để cơ thể thêm khỏe mạnh hơn. Ở giai đoạn này khi bạn mới chớm bị thì việc điều trị bằng thuốc là không cần thiết. Vì thế, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ có thể đạp xe đạp mỗi ngày để thay cho những môn thể thao khác. Lúc này, việc đạp xe đạp sẽ mang lại những lợi ích như:

  • Giúp phần kéo giãn các cơ, tăng sự đàn hồi của cơ gân vùng cột sống thắt lưng. Từ đó giúp cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, săn chắc, đặc biệt giúp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Đạp xe giúp cho tinh thần thư thái, ngắm nhìn cảnh quan xung quanh giúp thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc.

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng nên chú ý không đi vào đường xóc

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng nên chú ý không đi vào đường xóc

Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nặng

Ở giai đoạn nặng, bệnh thì thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép vào dây thần kinh và gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm, nặng nề nhất có thể bị tàn phế. Do đó việc rèn luyện thể dục là yếu tố quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Nó có tác dụng làm người bệnh giảm đau và giúp bảo đảm cho cơ thể được khỏe mạnh lâu dài. Chính vì thế, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể đi xe đạp nhưng không nên đi thường xuyên. Mặt khác, trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể đeo đai lưng, đeo yếm cổ để giảm trọng tải lên cột sống. Đồng thời cần tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, không tập quá mức để nâng cao thể lực. Nếu luyện tập thể dục bằng cách đi xe đạp, người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên đi vào đoạn đường xóc, mấp mô, có nhiều “ổ gà” vì sẽ khiến cho bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng thêm. Bạn nên chọn những đoạn đường đẹp thoáng mát, rộng rãi như công viên,…Mặt khác người bệnh cũng nên sử dụng đai lưng để bảo vệ cột sống và chỉ nên rèn luyện 30 phút một ngày.

Như vậy, nếu bệnh nhân chỉ bị thoát vị đĩa đệm nhẹ, có thể áp dụng các bài tập thể dục, phương pháp vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Với phương pháp đi xe đạp bạn nên chú ý đến những vấn đề đã được khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mình.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới