Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là kết quả của quá trình lão hóa và ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện cụ thể khiến người bệnh không để ý, khi gây nhiều biến chứng thì đã ở giai đoạn nặng.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Tình trạng này thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, rách, nứt và được biểu hiện trên lâm sàng là triệu chứng đau về thần kinh.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng thường gặp nhất là đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ gây ra tình trạng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm gây ra tình trạng đè ép vào rễ dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ra tình trạng đau cổ và gáy. Trong trường hợp chèn ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là kết quả của quá trình lão hóa. Khi bước vào tuổi trung niên nhân đĩa đệm sẽ mất dần lượng nước khiến chúng trở nên dễ gãy, trượt, rạn khi gặp các tác động. Thậm chí chỉ với một cú xoay hoặc vươn người cũng khiến bạn gặp tổn thương

  • Chấn thương: Các hoạt động thường ngày như lao động quá sức, mang vác vật nặng, tư thế đứng, ngồi, với, ném, xoay,… sai tư thế đều có thể gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Tuổi tác: Những người trong độ tuổi từ 30 đến 60 rất dễ mắc thoát vị đĩa đệm. Cùng với quá trình lão hóa của cơ thể thì đĩa đệm cũng dần bị mất nước và khô, lớp xơ bao bên ngoài bị thoái hóa, nhân nhầy bên trong dễ dàng phình ra ngoài. Áp lực lên cột sống càng tăng khi đĩa đệm càng suy yếu, nhân nhầy vỡ ra và dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
  • Bệnh lý về cột sống: Những người mắc bệnh thoái hóa cột sống, gai đôi cột sống, gù lưng, vẹo cột sống… đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác thường được nhắc tới như: thừa cân, béo phì, gặp tai nạn gây chấn thương, cơ thể thiếu chất, sử dụng chất kích thích, gen di truyền….
Cơ chế sinh bệnh thoát vị đĩa đệm
Cơ chế sinh bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có triệu chứng gì?

Bác sĩ Trần Anh Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm không gây ra triệu chứng cụ thể. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào nơi đĩa đệm bị trật trên xương sống mà có các dấu hiệu như:

  • Đau nhức vai gáy và vùng thắt lưng: đau tại chỗ, đau lan ra nhiều các bộ phận trên cơ thể như vùng hông, lan xuống đùi, chân, bắp chân, bàn chân; đau đầu, cánh tay, bàn tay…
  • Tay chân bị tê bì, ngứa ran, cảm giác như kiến bò, kim châm, đặc biệt đau tăng lên khi ho và hắt hơi, thỉnh thoảng có cảm giác căng cơ, chuột rút
  • Người bệnh thường thấy cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi ngồi hoặc đứng lâu
  • Tình trạng đau mỏi khắp người, mất ngủ, chán ăn; sức khỏe giảm sút.
  • Việc cử động chân tay, cầm nắm đồ vật, di chuyển đi lại khó khăn hơn.
  • Rối loạn dây thần kinh thực vật

Nếu bạn gặp phải các cơn đau ở lưng và cổ của bạn lan xuống cánh tay và chân, đặc biệt nếu cơn đau đi kèm tê, ngứa ran và mệt mỏi hãy tìm đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới