Biểu hiện và biện pháp điều trị chứng đau thần kinh liên sườn

Tôi nghe nói bệnh đau thần kinh liên sườn rất nguy hiểm và tương đối phổ biến, vậy có những dấu hiệu nào để nhận biết căn bệnh này hay không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đau thần kinh liên sườn là chứng bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh này như việc vận động sai tư thế, vận động quá mạnh, bệnh thoát vị đĩa đệm,… Nếu không tìm thấy nguyên nhân thì được gọi là đau thần kinh liên sườn tiên phát.

Biểu hiện và biện pháp điều trị chứng đau thần kinh liên sườn

Biểu hiện và biện pháp điều trị chứng đau thần kinh liên sườn

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau thần kinh liên sườn

Dấu hiệu để phát hiện bệnh đau thần kinh liên sườn phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân gây bệnh kể trên, nếu nguyên nhân do thoái hóa cột sống bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện những cơn đau ê ẩm, không cấp tính kèm theo đau âm ỉ cột sống ngực cả khi vận động lẫn khi nghỉ ngơi, khi ấn vào điểm gần cạnh cột sống hai bên (cách giữa cột sống 2-3cm), bệnh nhân cảm thấy tức nhẹ nhưng tương đối dễ chịu.

Nếu bệnh nhân mắc chứng đau thần kinh liên sườn do lao cột sống hay ung thư cột sống bệnh thường gặp ở những người tuổi trung niên, diễn biến bệnh thường nặng và thường khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương. Bệnh nhân thường có biểu hiện đau chói hai bên sườn, thậm chí bệnh nhân có biểu hiện đau như ai đánh, đau như có ai đó bó chặt lấy ngực hoặc bụng bệnh nhân. Ngoài ra, khi ấn cột sống sẽ thấy xuất hiện dấu hiệu đau chói đau liên tục suốt ngày đêm, tăng khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Đối  với bệnh nhân mắc lao cột sống nặng có thể thấy xuất hiện hội chứng nhiễm độc lao: sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân…; thậm chí gây biến dạng cột sống.

Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau

Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau

Nếu nguyên nhân gây nên căn bệnh thần kinh này là do bệnh nhân mắc các bệnh lý tủy sống thì biểu hiện của chứng đau dây thần kinh liên sườn chính là dấu hiệu sớm của bệnh u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Bệnh nhân thường đau một bên và đau khu trú rõ ràng, đau kiểu đánh đai ở một bên sườn, khi khám cột sống bệnh nhân sẽ không thấy đau nhiều.

Đối với trường hợp đau dây thần kinh liên sườn tiên phát – tức là đau dây thần kinh không rõ nguyên nhân, thì bệnh nhân thường có biểu hiện đau ngực, tức ngực, đau mạng sườn, những cơn đau này thường kéo dài thành từng đợt chạy dọc theo thần kinh liên sườn. Bệnh nhana đau dây thần kinh liên sườn thường chỉ đau một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực, lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống. Bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác căng tức đau chói khi thăm khám. Đau dây thần kinh liên sườn thường xuất hiện khi bệnh nhân mắc một bệnh nhiễm khuẩn như lao, thấp khớp, các bệnh phổi, màng phổi, tim, gan hay tổn thương ở đốt sống lưng như lao, ung thư, thoái hóa, u tủy…

Bệnh nhân đến gặp các Bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời

Bệnh nhân đến gặp các Bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời

Chứng bệnh đau dây thần kinh liên sườn là biểu hiện của nhiều bệnh, do đó bệnh nhân cần được khám sớm và phải theo một trình tự chẩn đoán: phát hiện sớm biểu hiện của bệnh và tìm ra nguyên nhân gây ra đau thần kinh liên sườn kết hợp với biểu hiện đau thần kinh liên sườn.

Điều trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn

Để điều trị hiệu quả chứng bệnh đau dây thần kinh liên sườn, bệnh nhân cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt để. Đối với trường hợp bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn tiên phát thì biện pháp giảm đau chính là điều quan trọng nhất đối với người bệnh, để giảm đau bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc thông dụng như paracetamol, diclofenac…

Đối với trường hợp bệnh nhân bị đau dây thần kinh liên sườn do bệnh zona gây ra, nên cho bệnh nhân sử dụng kem bôi kháng virut acyclovir mỗi ngày 2-3 lần vào các mụn nước; kết hợp với việc sử dụng thuốc giảm đau và thuốc an thần. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ một loại thuốc tân dược nào bệnh nhân vẫn nên hỏi ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc đối với sức khỏe của người bệnh.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới