Tìm hiểu về các loại cholesterol trong máu

Cholesterol đóng vai trò rất quan trọng với sức khoẻ con người. Tuy nhiên hiện nay mọi người chỉ quan tâm đến chỉ số cholesterol toàn phần mà không quan tâm đến các thành phần cholesterol.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...


Tìm hiểu về các loại cholesterol trong máu

Các loại cholesterol trong máu

Cholesterol là một thành phần của máu, có vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động, cholesterol tham gia vào quá trình hoạt động của tế bào thần kinh cũng như tham gia vào việc tổng hợp các loại hormon cho cơ thể hoạt động. Có nhiều loại cholesterol nhưng nhìn chung được chia thành hai nhóm là cholesterol tốt và cholesterol xấu. Trong đó LDL – cholesterol là cholesterol xấu, HDL – cholesterol là cholesterol tốt. LDL – cholesterol đóng vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol của cơ thể, đưa cholesterol từ tế bào vào máu. Nếu chỉ số LDL tăng nhiều trong máu sẽ kết hợp với các tế bào bạch cầu tạo thành mảng bám động mạch gây ra tình trạng xơ vữa mạch.

Tìm hiểu về các loại cholesterol trong máu
Có bao nhiêu loại cholesterol trong máu

Các mảng xơ vữa này lớn dần gây hẹp hoặc tắc lòng mạch hoặc có thể làm vỡ mạch đột ngột hoặc bong ra di chuyển đến các mạch máu khác dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não. Chỉ số LDL tối ưu cho mọi người hầu hết nên giữ ở mức dưới 100 mg/dL hoặc thấp hơn. Tuy nhiên nếu giữ ở mức 100- 129 mg/dL thì vẫn nằm trong ngưỡng cho phép. Nếu chỉ số LDL trong khoảng 130 – 159 mg/dL thì được coi như ở mức giới hạn cao, trong khoảng 160-189 mg/dL là ở mức cao, còn trên 190 mg/dL là chỉ số rất cao. Với những người có bệnh tim mạch cần duy trì ở dưới ngưỡng 70 mg/dL. Hàm lượng LDL phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ ăn, các thói quen không tốt như ít vận động, hút thuốc lá, hoặc những người có rối loạn đường huyết hay tăng huyết áp. Trong khi đó, HDL là cholesterol tốt. Ngược lại với vai trò của LDL, HDL tham gia vận chuyển cholesterol từ máu về gan, đồng thời đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Do đó, HDL được coi là cholesterol tốt, chỉ số HDL càng cao càng giảm được các biến chứng.

HDL và LDL là gì?HDL và LDL là gì?

Theo khuyến cáo, nếu hàm lượng HDL trên 60 mg/dL có thể giúp giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch, ngược lại, nếu HDL dưới mức 40 mg/dL được coi như là một yếu tố nguy cơ cao với bệnh tim mạch. Ngoài hai chỉ số về HDL và LDL, khi kiểm tra cholesterol máu, các bác sĩ còn quan tâm đến chỉ số triglycerid, đây là một dạng chất béo cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi vào ruột non, triglycerid sẽ phân tách và kết hợp với cholesterol để tạo năng lượng cho cơ thể. Năng lượng này sẽ được tích trữ chủ yếu tại tế bào gan và mỡ, do đó nếu nồng độ triglycerid tăng cao cũng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Triglycerid tăng cao, bám vào thành mạch tạo thành các mảng xơ vữa, làm ảnh hưởng lưu thông của dòng máu. Triglycerid tăng cao làm tăng rủi ro các bệnh lý tim mạch, béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ…

Lời khuyên của bác sĩ

Với hầu hết mọi người, cholesterol trong thực phẩm có ảnh hưởng đến cholesterol trong máu dó đó cần tránh các thực phẩm có chứa chất béo bão hoà như mỡ, thịt mỡ, lòng đỏ trứng và các loại thức ăn nhanh. Rối loạn mỡ máu hầu như không có biểu hiện rõ rệt mà chỉ được phát hiện qua các xét nghiệm máu.

Theo khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam, những người từ trên 20 tuổi trở lên nên khám định kỳ 5 năm một lần về các thành phần của lipid máu để từ đó biết được hàm lượng cholesterol trong cơ thể để từ đó điều chỉnh chế độ ăn cũng như các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Với những người rối loạn mỡ máu ít, chỉ cần có chế độ ăn phù hợp kết với tập luyện hàng ngày có thể kiểm soát được mỡ máu. Với những người rối loạn mỡ máu nhiều kèm theo có yếu tố gia đình thì ngoài các chế độ ăn uống, tập luyện thì cần sử dụng thuốc hạ mỡ máu phù hợp.

Theo Lê Ngoan – http://benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới