Những điều cần biết về bệnh tiểu không kiểm soát

Tình trạng tiểu không kiềm chế tức là trạng thái không thể kiểm soát được việc tiểu tiện. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh tiểu không kiểm soát như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Dấu hiệu của cơ thể khi mắc phải bệnh tiểu không kiềm soát

Dấu hiệu của cơ thể khi mắc phải bệnh tiểu không kiềm soát

Dấu hiệu của cơ thể khi mắc phải bệnh tiểu không kiềm soát

Người bị mắc chứng tiểu không kiềm chế thường sẽ bị tiểu ngay cả khi diễn ra các hoạt động bình thường như: ho, hắt hơi, cười lớn, đột ngột đứng lên, hay ngay cả khi tập luyện thể dục, nâng vác vật nặng cũng có khả năng dẫn tới tiểu không kiềm chế. Khi áp lực lên bàng quang tăng lên sẽ kích thích tiểu một cách không chủ ý.

Người mắc chứng tiểu không kiểm soát gặp rất nhiều rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày, cũng như các mối quan hệ trong xã hội như: mặc cảm, không tự tin, bị bối rối dẫn tới tình trạng stress. Ngoài ra do thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu sẽ dẫn tới da dễ bị dị ứng, mẩn ngữa, khó chịu.

Bệnh tiểu không kiềm chế gây ra do đâu?

Người bệnh không thể kiểm soát hoạt động tiểu tiện của mình do chức năng các cơ hỗ trợ bàng quang, các cơ chi phối hoạt động tiểu tiện hoạt động kém. Người mắc hội chứng này thậm chí còn không cảm nhận được bất thường khi chảy nước tiểu.

  • Những tác động bất ngờ lên cơ bụng cũng có kể gây ra tiểu không kiểm soát. Ví dụ như: khi ho, hắt hơi, cười, các hoạt động co cơ bụng… sẽ tạo một áp lực lớn lên bàng quang, nhưng các cơ kiểm soát ở bàng quang lại hoạt động kém dẫn tới nước tiểu bị ép chảy ra ngoài.
  • Phụ nữ sau sinh, các cơ ở vùng chậu, cơ vòng hoạt động kém dần đi; một số mô thần kinh ở khu nực này cũng bị tổn thương sẽ dễ dẫn tới mắc phải chứng tiểu không kiểm soát.
  • Người đã từng tiến hành phẫu thuật tuyến tiền liệt cũng ảnh hưởng tới cơ thắt bàng quang dẫn tới không thể kiểm soát việc đi tiểu.

Ngoài các nguyên nhân trên còn có một số các nguyên nhân khác nữa thuộc về yếu tố nguy cơ dẫn tới hoạt động tiểu không kiểm chế: người bị mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh béo phì, bệnh ho mãn tính, những người bị bệnh tiểu đường, những chất kích thích.… Hoặc do tuổi tác, tuổi càng cao, cơ thể càng lão hóa nhiều nên các cơ yếu dần đi, hệ thần kinh cũng kém dẫn tới không tự chủ được trong tiểu tiện.

Điều trị và khắc phục tình trạng tiểu không kiểm soát

Điều trị và khắc phục tình trạng tiểu không kiểm soát

Điều trị và khắc phục tình trạng tiểu không kiểm soát

Khi bị mắc hội chứng này, tốt nhất hãy tới gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích nhất. Bác sĩ có thể sẽ đưa ra một số hướng điều trị như:

  • Người mắc hội chứng này nên tự định lượng lượng nước tiểu trong ngày và thời gian mỗi lần tiểu.
  • Nên theo dõi thời gian để đi vệ sinh theo lịch.
  • Luyện tập một số bài tập Kegels để tăng cường chức năng các cơ hỗ trợ bàng quang.
  • Ngoài ra còn có một số phương pháp phẫu thuật để điều trị hội chứng này, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ thật kĩ trước khi tiến hành.

Có một số biện pháp giúp người bệnh hạn chế những rắc rối do tiểu không tự chủ gây ra như:

  • Ăn uống hợp lí, thêm chất xơ vào khẩu phần ăn để không bị béo phì. Duy trì thể trọng cơ thể để làm giảm áp lực cho các cơ và bàng quang.
  • Cần tránh ăn, uống những chất có thể gây kích thích bàng quang như cafe.
  • Duy trì đủ nước cho cơ thẻ, không nên uống quá nhiều nước cho một ngày. Cũng không được uống quá ít nước, có thể dẫn đến tăng chất thải trong nước tiểu dễ gây kích thích cho bàng quang.
  • Duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống để không bị cô lập, trầm cảm. Quá căng thẳng, mức độ stress cao cũng một trong nhũng nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới