Nguyên nhân gây ra nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Nguyên nhân gây ra nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Đường là nguồn năng lượng chính và chủ yếu của toàn bộ cơ thể. Đường huyết được điều hòa bởi insulin và glucagon do tuyến tụy sản xuất. Trong bệnh đái tháo đường, insulin thiếu tương đối hoặc tuyệt đối gây ra hiện tượng tế bào trở nên khó khăn trong việc tiếp nhận và sử dụng đường tạo thành năng lượng. Điều này khiến cho đường tích tụ lại trong máu gây ra hiện tượng đường huyết cao, đồng thời các tế bào thiếu năng lượng buộc phải phân giải mỡ như giải pháp thay thế để đảm bảo nhu cầu năng lượng.
Quá trình phân giải mỡ cung cấp năng lượng thay thế nhưng đồng thời cũng tạo ra một loại axit chuyển hóa có tên cetonic. Cetonic tạo ra được đưa vào máu và thải ra qua đường tiết niệu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lượng ceton tạo ra vượt quá khả năng bài tiết của hệ tiết niệu sẽ gây ra hiện tượng nhiễm toan ceton.
Biến chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường thường gây ra do các nguyên nhân sau:
Mắc các bệnh cơ thể khác: ví dụ như nhiễm trùng hoặc các bệnh khiến cơ thể sản xuất hormone nào đó có thể đối kháng insulin (ví dụ adrenalin). Tác dụng của insulin bị giảm xuống dẫn tới đường huyết tăng cao hơn, tế bào bị ức chế sử dụng đường và tăng sử dụng chất béo để tạo năng lượng. Kết quả cuối cùng dẫn tới ceton tạo ra nhiều và gây ra biến chứng nhiễm toan ceton. Các bệnh lý phổ biến nhất gây ra tình trạng nêu trên là viêm phổi và nhiễm trùng tiết niệu.
Điều trị thay thế insulin thất bại: thường gặp do insulin bị hỏng, hoặc insulin bổ xung không đủ so với nhu cầu của bệnh nhân, kết quả gây ra nhiễm toan ceton do đái tháo đường.
Biến chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Một số nguyên nhân khác có thể gây ra biến chứng toan ceton bao gồm:
- Các rối loạn stress.
- Chấn thương thể chất hoặc rối loạn cảm xúc.
- Sốt cao kéo dài.
- Trải qua phẫu thuật.
- Nhồi máu cơ tim.
- Đột quỵ não.
- Lạm dụng rượu bia, ma túy.
Yếu tố nguy cơ
Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường đều đối mặt với nguy cơ biến chứng nhiễm toan ceton. Bất kể đái tháo đường type I, type II, đái tháo đường thai kỳ, nguyên phát hoặc thứ phát đều đối diện mối nguy cơ nhất định. Một số trường hợp, nhiễm toan ceton là triệu chứng được phát hiện đầu tiên của bệnh đái tháo đường. Nhóm đối tượng có nguy cơ gặp phải biến chứng này bao gồm:
- Bệnh nhân đái tháo đường type 1.
- Bệnh nhân trẻ tuổi (dưới 19 tuổi).
Kiểm tra và chẩn đoán nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Kiểm tra và chẩn đoán nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Khi nghi ngờ một bệnh nhân có thể đang bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường, bác sĩ điều trị sẽ thăm khám lâm sàng và đưa ra chỉ định xét nghiệm máu và nước tiểu. Tùy theo tình trạng bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm bổ sung nhằm xác định đã toan ceton do đái tháo đường hoặc thiệt hại có thể được gây ra do toan ceton.
(1) Xét nghiệm máu
Các xét nghiệm máu được chỉ định nhằm chẩn đoán nhiễm toan ceton đái tháo đường bao gồm:
- Kiểm tra đường huyết: Khi thiếu hụt insulin cho phép đường vào các tế bào, lượng đường trong máu sẽ tăng lên (tăng đường huyết). Sau đó các tế bào sẽ chuyển hóa chất béo và protein để đáp ứng như cầu năng lượng, còn lượng đường trong máu sẽ tiếp tục tăng.
- Xét nghiệm nồng độ ceton máu: Ceton tạo ra khi cơ thể chuyển hóa chất béo và protein cho năng lượng, sau đó axit này được tế bào đưa nhập vào dòng máu.
- Độ pH máu. Khi ceton dư thừa trong máu, do bản chất ceton có tính axit dẫn tới máu bị toan hóa. Toan chuyển hóa này có nhiều tác hại với các cơ quan trong cơ thể.
(2) Kiểm tra bổ xung
Trong một số tình huống lâm sàng cụ thể, bác sĩ có thể ra chỉ định xét nghiệm nhằm xác định các vấn đề sức khỏe khác song hành với hiện tượng toan ceton do đái tháo đường và kiểm tra các biến chứng. Các xét nghiệm này thường bao gồm:
- Điện giải đồ.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- X-quang ngực.
- Điện tâm đồ.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net