Công dụng của một số vị thuốc Đông Y điều trị hiệu quả bệnh đau lưng

Bệnh đau lưng rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại, ngoài việc điều trị bằng Tây y, bệnh nhân có thể sử dụng một số vị thuốc Đông Y để điều trị chứng bệnh này.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng theo Y học cổ truyền chủ yếu do thận suy yếu.

Công dụng của một số vị thuốc Đông Y điều trị hiệu quả bệnh đau lưng

Công dụng của một số vị thuốc Đông Y điều trị hiệu quả bệnh đau lưng

Đau lưng thường xuất hiện ở những người thường xuyên làm việc nặng, hay những người cao tuổi, người thường xuyên làm việc sai tư thế. Chứng đau lưng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị được chứng bệnh này ngoài việc sử dụng các phương pháp tây y kết hợp nghỉ ngơi, tập luyện, xoa bóp, chườm nóng trên còn có thể sử dụng các vị thảo dược và các bài thuốc từ cây cỏ thiên nhiên.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y giúp bệnh nhân khắc phục tình trạng đau lưng của mình hiệu quả:

Bài thuốc điều trị hiệu quả bệnh đau lưng

  • Bài thuốc từ cây xấu hổ

Cây xấu hổ là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn, đặc điểm để nhận dạng vị thuốc Đông Y điều trị bệnh cơ xương khớp này chính là khi đụng phải lá sẽ cụp rủ xuống. Bộ phận dùng làm thuốc điều trị bệnh xương khớp và bệnh đau lưng nói chung là rễ và cành lá. Rễ của cây xấu hổ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô đều cho công hiệu điều trị tương tự.

Để điều trị đau lưng hay đau nhức xương khớp, bệnh nhân lấy lấy rễ cây xấu hổ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Lấy 20  – 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.

Bài thuốc từ cây xấu hổ

Bài thuốc từ cây xấu hổ

  • Bài thuốc từ cây cỏ xước

Cỏ xước còn có tên gọi khác chính là ngưu tất nam, cây có dạng thân thảo mọc hoang sống lâu năm, có thể cao tới gần 1m, thân có lông mềm. Lá hình trứng, mọc đối, mép lượn sóng. Hoa nhiều, mọc thành bông ở ngọn, dài 20-30 cm. Quả nang là một túi, có thành rất mỏng, có lá bắc nhọn như gai, dễ mắc vào quần áo khi ta đụng phải. Hạt hình trứng dài.

Để dùng làm thuốc, người ta nhổ toàn cây (liền cả rễ), rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Cây cỏ xước có nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm rất tốt, mỗi ngày bệnh nhân nên sử dụng 10 – 16g dạng nước sắc chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng. Để phòng để phòng đau lưng có thể lấy Cỏ xước, thiên niên kiện, tang ký sinh  mỗi vị 12g, quế chi 6g. Tất cả rửa sạch nấu chung với 500ml nước, đun sôi cạn còn 300ml, uống ngày 1 thang, uống liên tục trong 2 tuần. Tùy từng cơ địa có thể thêm bồ công anh, sài đất mỗi thứ 8g có tác dụng thanh nhiệt.

Bài thuốc từ phổ phục linh

Bài thuốc từ phổ phục linh

  • Bài thuốc từ phổ phục linh

Thổ phục linh (Smilax glabra), còn có tên là khúc khắc, là một loại  dây leo sống lâu năm, thân dài 4-5m, có thể tới 10m, có nhiều cành nhỏ, gầy, không gai, thường có tua cuốn dài. Lá mọc so le, hình trái xoan thuôn, phía dưới tròn, dài 5-13cm, rộng 3-7cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con. Để làm thuốc người ta thường lấy thân, rễ phơi hay sấy phô, có thể thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào thu đông.

Dược liệu có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Mỗi ngày dùng 10-12g sắc uống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác cho phù hợp với từng thể bệnh và cơ địa của mỗi người. Thổ phục linh 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt tay chân rất hiệu nghiệm.

Tuy những vị thuốc trên có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh đau lưng cũng như những bệnh cơ xương khớp, nhưng bệnh nhân cũng không nên sử dụng một cách bừa bãi mà cần sử dụng theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới