Cách giữ “lửa yêu” cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Tình dục là nhu cầu sinh lý của mọi người ở các lứa tuổi khác nhau, vậy với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thì phải duy trì đời sống tình dục như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Các rối loạn tình dục ở người mắc bệnh tiểu đường nếu không điều trị để kéo dài sẽ gây ra rối loạn về tâm lý, mất hạnh phúc gia đình. Tuy  nhiên, khi bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt có thể làm giảm nguy cơ các rối loạn tình dục đối với người bệnh.

Vì sao người mắc bệnh tiểu đường lại bị rối loạn tình dục?

Vì sao người mắc bệnh tiểu đường lại bị rối loạn tình dục?

Vì sao người mắc bệnh tiểu đường lại bị rối loạn tình dục?

Trong vận động hàng ngày khi chúng ta muốn nâng cánh tay lên hoặc cất bước, não sẽ gửi tín hiệu thần kinh đến các cơ tương ứng để thực hiện các động tác này. Các cơ quan nội tạng như tim, bàng quang… cũng được kiểm soát bằng các tín hiệu thần kinh, nhưng không giống kiểm soát có ý thức như việc điều khiển tay chân. Các cơ quan nội tạng được kiểm soát bởi thần kinh tự động. Vì vậy,  chúng ta không thể bắt tim ngừng đập, dạ dày ngừng co bóp… Đáp ứng của cơ thể với các kích thích tình dục được chi phối bởi các tín hiệu thần kinh tự động, làm giãn cơ trơn và tăng lượng máu đến cơ quan sinh dục ngoài. Những tổn thương các sợi thần kinh tự động do bệnh tiểu đường sẽ làm cản trở chức năng bình thường này, dẫn đến rối loạn tình dục. Rối loạn thường gặp ở nam giới là rối loạn cương (RLC) và xuất tinh ngược, còn ở nữ giới là giảm đáp ứng tình dục và khô âm đạo. Cụ thể:

  • Rối loạn cương (RLC): Khoảng 5% nam giới bị RLC do ĐTĐ chưa chẩn đoán. So với người không bị ĐTĐ, nam giới ĐTĐ có tỷ lệ RLC tăng gấp 3 lần, xuất hiện sớm hơn 10-15 năm.
  • Xuất tinh ngược: Đây là hiện tượng tinh dịch phóng một phần hay toàn bộ vào bàng quang thay vì theo dương vật ra ngoài. Xuất tinh ngược xảy ra khi cơ vòng trong (đây là cơ đóng mở tự động) không đảm bảo chức năng bình thường. Mặc dù hiện tượng xuất tinh ngược không khiến bàng quang bị tổn thương, nhưng nước tiểu bị lẫn tinh dịch nên khi tiểu thấy nước tiểu đục, khi xuất tinh thấy tinh dịch ít.
  • Khô âm đạo: Do tổn thương thần kinh niêm mạc âm đạo dẫn đến khô âm đạo, gây khó chịu, đau rát khi giao hợp. Cảm giác khó chịu này dẫn đến giảm đáp ứng tình dục và sự ham muốn. Khoảng 35% nữ mắc bệnh đái tháo đường bị giảm hoặc mất đáp ứng tình dục, giảm ham muốn, giảm cảm giác hoặc không đạt được khoái cảm khi giao hợp.

Vì thế các bác sĩ chuyên khoa điều trị các bệnh chuyển hóa khuyên bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường nên chú ý giữ gìn sức  khỏe, tuân thủ chế độ dinh dưỡng, luyện tập để bệnh không tiến triển nặng hơn nữa.

Làm sao để giữ được lửa “yêu” cho người mắc bệnh tiểu đường?

Làm sao để giữ được lửa “yêu” cho người mắc bệnh tiểu đường?

Làm sao để giữ được lửa “yêu” cho người mắc bệnh tiểu đường?

Các rối loạn tình dục ở người mắc bệnh tiểu đường nếu không điều trị để kéo dài sẽ gây ra rối loạn về tâm lý, mất hạnh phúc gia đình. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm rối loạn tình dục là rất quan trọng. Người bệnh cần được khám đúng chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Mặt khác, nếu muốn giảm được nguy cơ suy giảm tình dục ở người mắc bệnh đái tháo đường hãy cố gắng giữ cho đường huyết, huyết áp, mỡ trong máu càng gần mức bình thường càng tốt. Đồng thời, rèn luyện thể lực, sử dụng các bài tập vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt và duy trì cân nặng bình thường cũng là cách phòng ngừa các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường gây ra. Ngưng hút thuốc lá vì lợi ích của ngưng thuốc lá ngoài việc giảm tổn thương thần kinh còn làm giảm nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh thận.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới