Dấu hiệu nhận biết loãng xương

Loãng xương hiện đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh tiến triển thầm lặng và thường không có biểu hiện gì cho đến khi người bệnh vô tình phát hiện hoặc khi xuất hiện biến chứng của loãng xương.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Loãng xương là gì?

Loãng xương là gì?

Loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần. Điều này khiến xương giòn hơn và dễ bị gãy dù chỉ chấn thương nhẹ. Loãng xươn là một căn bệnh thầm lặng. Nó chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy.

Các triệu chứng của bệnh loãng xương

Thông thường các trường hợp loãng xương không gây đau và tiến triển âm thầm không triệu chứng. Tuy nhiên đôi khi có một vài triệu chứng có thể nghi ngờ rằng đó là dấu hiệu của loãng xương. Dưới đây là một vài triệu chứng của loãng xương

Đau nhức các xương dài

Người bệnh thường có biểu hiện đau nhức, mỏi dọc theo trục của các xương dài. Cảm giác như kim châm hoặc nóng trong xương. Các xương có biểu hiện này thường là xương trụ dài như xương đùi, xương ống chân (xương chày). Người bệnh thường đau nhiều về chiều và đêm.

Đau lưng

Vị trí đau thường là thắt lưng thấp hoặc đau lan sang mạn sườn do sự chèn ép rễ dây thần kinh liên sườn. Hoặc có thể đau dọc theo dây thần kinh tọa, đau tăng khi ho, hắt hơi…Có thể có triệu chứng máy giật các nhóm cơ lưng, chân khi tay đổi tư thế. Có người có triệu chứng dị cảm các vùng như lưng. Chân, cảm thấy như kiến bò hoặc cảm giác châm chích…Người bệnh thích nằm vì cảm thấy thoải mái.

Nhiều người bệnh thường than phiền vì hạn chế tầm vận động. Họ thường khó thực hiện các động tác cúi ngửa nghiêng xoay. Nhiều người mô tả cảm giác cột sống bị đổ bê tông, bị đóng băng…

Các triệu chứng của bệnh loãng xương

Các triệu chứng của bệnh loãng xương

Đau trong lún xẹp cột sống điển hình thường xuất hiện tự nhiên hoặc sau gắng sức nhẹ hoặc sang chấn nhỏ. Biểu hiện chủ yếu là đau cấp tính có tính chất cơ học. Khởi phát đột ngột, thường không lan vì không có chèn ép thần kinh. Đau giảm rõ rệt khi nằm nghỉ ngơi và hết sau vài tuần. Đau có thể do xẹp thân đốt sống mới hoặc thân đốt sống cũ xẹp thêm.

Đau mỏi vai gáy vùng cổ, khó khăn trong việc thay đổi tư thế

Là khi bạn cảm thấy đầu của mình không thể “giữ vững” và hạ thấp xuống. Nhưng phần vai lại co lên – người trở nên giống như là đã trải qua việc gồng gánh nặng lâu ngày. Liên tục có cảm giác mỏi cổ, khi xoay cổ thấy tiếng rào rạo. Có thể có tê cánh tay, bàn ngón tay… Đôi khi triệu chứng giống như bị thoái hóa hoặc thoát vị cột sống cổ. Tuy nhiên vì dễ nhầm lẫn nên tốt nhất khi có những biểu hiện này bạn nên kiểm tra xem có bị loãng xương hay không.

Đặc biệt những người bị đau mỏi vai gáy do thoát vị đĩa đệm lại kèm theo loãng xương sẽ không được sử dụng phương pháp kéo giãn trong điều trị. Vì thế việc kiểm tra loãng xương càng trở nên quan trọng hơn ở những người đau xương khớp do thoát vị.

Biến dạng cột sống

Biến dạng cột sống vừa là dấu hiệu để chẩn đoán loãng xương vừa là biến chứng của loãng xương. Đây là hệ quả của lún xẹp đốt sống biểu hiện ra ngoài bằng các hình ảnh như mất đường cong sinh lý, giảm chiều cao của cơ thể.

Gãy xương sau sang chấn nhẹ

Với 1 lực không quá lớn nhưng những người bị loãng xương có thể ngay lập tức bị gãy xương. Các xương bị gãy thường là cổ xương đùi, xương cổ tay, xương chậu hông… Đây vừa là triệu chứng để nhận biết loãng xương vừa là một trong các biến chứng nguy hiểm của loãng xương.

Triệu chứng toàn thân

Người bệnh có cảm giác lạnh tay chân, hay bị chuột rút nhất là chuột rút về đêm, thường ra mồ hôi trộm khi ngủ

Một vài rối loạn khác của người loãng xương tuổi già như béo bệu, suy giãn tĩnh mạch chi dưới, thoái hóa khớp.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới