Thoát vị đĩa đệm điều trị như thế nào?

Khoảng 95% người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cảm thấy khá hơn mà không cần phẫu thuật và trở lại cuộc sống bình thường trong vòng vài tuần.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gặp phải ở cả nam và nữ, phổ biến nhất trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Đa phần người bệnh đều cải thiện bệnh hơn sau khi được điều trị. Bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, kết hợp với điều trị và phương pháp sinh hoạt hợp lý bạn có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cần được phát hiện và điều trị sớm
Thoát vị đĩa đệm cần được phát hiện và điều trị sớm 

Giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

  • Hạn chế thực hiện một số hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến việc cúi gập người hoặc vặn xoay người quá mức, chơi các hoạt động thể thao mạnh
  • Tránh hút thuốc lá
  • Những người bị béo phì thì cân nặng sẽ gây áp lực lên phần đĩa đệm ở lưng dưới của bạn

Những người trong gia đình có người mắc thoát vị đĩa đệm cũng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao hơn người khác

Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Để chắc chắn bạn có bị mắc thoát vị đĩa đệm bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra chắc chắn thông qua việc thăm khám và có thể yêu cầu chụp X-quang cột sống. Các trường hợp nặng có thể cần chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán chính xác hơn và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Khoảng 95% người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cảm thấy khá hơn mà không cần phẫu thuật và trở lại cuộc sống bình thường trong vòng vài tuần.

Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc để giảm đau và thả lỏng cơ lưng. Cùng với việc hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn tập vật lý trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau.

Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng.

Một số người người bệnh có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị.

Điều trị thoát vị đĩa đệm theo chỉ dẫn của các bác sĩ có chuyên môn
Điều trị thoát vị đĩa đệm theo chỉ dẫn của các bác sĩ có chuyên môn

Chế độ sinh hoạt khuyến cáo cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo gợi ý của bác sĩ Trần Anh Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, người thoát vị đĩa đệm có thể xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học nhằm cải thiện tình trạng bệnh bằng cách:

  • Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.
  • Thoát vị đĩa đệm có nhiều mức độ, từ nhẹ chỉ gây đau mỏi lưng đến nặng hơn gây yếu liệt hoặc rối loạn cảm giác vùng chi phối thần kinh bên dưới.
  • Việc chỉ định điều trị bảo tồn nội khoa hay phẫu thuật lấy nhân đệm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và triệu chứng của bệnh nhân. Bạn có thể phòng tránh thoát vị đĩa đệm từ khi còn trẻ bằng cách hạn chế khuân vác nhiều đồ nặng, mang vật nặng đúng tư thế, tập thể dục để tăng cường sức mạnh của cơ và giảm cân để giảm tải trọng lên cột sống.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới