Theo y học cổ truyền có nhiều bài thuốc dùng chữa bệnh viêm khớp dạng thấp trong đó có cây gối hạc được xem như thần dược được nhiều người truyền tai nhau tin dùng.
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bẻ khớp ngón tay lại tạo ra tiếng?
- Các bệnh xương khớp thường gặp nhất hiện nay
- Bệnh thoát vị đĩa đệm
Cây gối hạc thần dược chữa bệnh viêm khớp dạng thấp
Cây gối hạc là cây gì?
Cây gối hạc có tên khoa học là Leea rubra Blunne, thuộc họ Leeaceae. Cây gối hạc có nhiều tên gọi khác nhau như: kim lê, bí đại, gối hạc đen,…
Gối hạc có thân cây mềm, thân thường có điểm mọc phình lên, nhìn qua giống như phần đầu gối của con chim hạc, có chiều cao trung bình từ 1m – 1,5m. Rễ cây gối hạc ở dạng củ và có 3 răng cưa, dài từ 5 – 11cm, rộng từ 25 – 60mm và cây hầu như không có cuống lá.
Hoa gối hạc có kích thích khá nhỏ, màu hồng và chúng mọc thành từng cụm ở đầu cành cây. Quả cây gối hạc dài 4mm, có đường kính trung bình từ 6 – 7mm, khi chín quả sẽ có màu đen.
Cây gối hạc thường mọc thành từng bụi dày, ở những ẩm thấp có bóng mát vì vậy ta có thể tìm cây ở xung quanh khe đồi, gần sông suối trong rừng.
Đông y sử dụng gối hạc thành vị thuốc quý chữa bệnh
Đông y sử dụng gối hạc thành vị thuốc quý chữa bệnh
Theo Đông y, rễ cây gối hạc có vị ngọt, tính mát và hơi nhẫn đắng có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu trừ sưng tấy. Công dụng của cây này khá giống với xích thược nên nó còn được gọi là nam xích thược.
Thầy thuốc đông y thường sử dụng cây gối hạc trị bệnh viêm khớp dạng thấp, thấp khớp,… là những bệnh cơ xương khớp thường gặp. Thường thu hoạch rễ gối hạc vào mùa hè thu, rễ được sơ chế sạch và thái thành lát mỏng, sấy khô để sử dụng dần.
Bài thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp và thấp khớp từ gối hạc
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bệnh thấp khớp là bệnh lý xương khớp thường phổ biến, đặc là ở một nước nhiệt đới với không khí ẩm như nước ta. Bệnh phát triển với sự bào mòn lớp đệm giữa hai đầu xương, khi di chuyển các xương này sẽ cọ xát vào nhau và gây ra nhiều cơn đau nhức dai dẳng nhất là khi thời tiết thay đổi, khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi.
Chuẩn bị: rễ gối hạc, lá bạc thau, ké đầu ngựa, lá đơn tướng quân, lá cây đơn mặt trời, dây kim ngân, lá thông. Đem nguyên liệu này rửa sạch, riêng lá bạc thau phải sao vàng, hạ thổ.
Cách thực hiện: đem nguyên liệu trên cho ấm sắc thuốc, đổ 600ml nước đun đến khi cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp chắt ra ngoài. Trong quá trình sắc bạn có thể thêm kinh giới, vòi voi (với bệnh nhân có tính phong nhiều) hoặc phục linh, tì giải (với bệnh nhân có tính hàn nhiều).
Uống thuốc 3 lần trong ngày, mỗi lần bằng nhau. Để mang lại hiệu quả tốt nhất bạn nên uống trước mỗi bữa ăn. Bài thuốc này có tác dụng giảm các dấu hiệu của bệnh viêm đa khớp như giảm hiện tượng sưng tấy, nóng đỏ, đau buốt các khớp, lưỡi mất đi lớp rêu màu trắng và hồng hào trở lại.
Bài thuốc cây gối hạc trị thấp khớp mãn tính
Bệnh thấp khớp được nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành dạng mạn tính. Bạn có thể sử dụng bài thuốc từ cây gối hạc để chữa: rễ gối hạc, cử thiên tuế, rễ bươm bướm, tầm gửi, rễ rung túc, bạn có thể cho thêm ý dĩ nếu bạn ăn ít hoặc gia vương tôn cho trường hợp bệnh nhân bị khí huyết bị bế tắc nhiều.
Đun thuốc tương như bài thuốc trên, uống mỗi ngày 1 thang thuốc và tốt nhất là uống trước khi ăn cơm.
Điều trị bệnh thấp khớp mãn tính một thời gian, các cơn đau giảm dần và không bị hạn chế nhiều trong sinh hoạt hằng ngày.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hy vọng sẽ giúp cho bạn có thêm thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh thoái hóa khớp cũng như bài thuốc chữa bệnh từ gối hạc.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net