Mắc bệnh Gout có ăn được rau muống hay không?

Rau muống là thực phẩm khá quen thuộc với người dân Việt Nam, đây cũng là loại rau rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Vậy người mắc bệnh gout có ăn được rau muống không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với bệnh nhân mắc bệnh gout, vậy đối tượng này có thể sử dụng rau muống hay không?

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout là gì?

Bệnh gút là căn bệnh chuyển hóa nguy hiểm do sự tích tụ axit uric – một hợp chất được tạo ra khi cơ thể phân hủy purin, các chất được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể và một số thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gout như:

  • Tuổi tác: Bệnh gút thường gặp ở người lớn hơn trẻ em.
  • Sử dụng rượu: Uống rượu có thể dẫn đến tăng axit uric máu vì rượu sẽ cản trở việc loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể bạn
  • Chế độ ăn có nhiều purin: Thực phẩm giàu purin, chẳng hạn như thịt nội tạng (ví dụ: Gan) và động vật có vỏ (ví dụ: Tôm), có thể dẫn đến tăng axit uric máu và bệnh gút.
  • Giới tính: Bệnh gút thường gặp hơn ở nam giới – đặc biệt là nam giới từ 40 đến 50 tuổi (tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn ở nữ giới).

Ngoài các nguyên nhân trên thì những người có thể trạng béo, thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh gout. Vì thế các bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo người bệnh ngoài sử dụng các phương pháp điều trị Đông Tây y thì người bệnh nên cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng các loại rau xanh. Vậy những đối tượng này có thể sử dụng rau muống hay không?

Mắc bệnh Gout có ăn được rau muống hay không?

Theo các bác sĩ tư vấn, chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng với người mắc bệnh Gout. Để có được câu trả lời cho thắc mắc: Người bị bệnh gút có được ăn rau muống không thì bạn cần tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng có trong loại rau này.

Mắc bệnh Gout có ăn được rau muống hay không?

Mắc bệnh Gout có ăn được rau muống hay không?

Theo Y học cổ truyền, rau muống có vị ngọt, tính mát, với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt…  thì đây được xem là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ cao trong rau muống rất tốt cho đường ruột. Do đó, rau muống rất tốt cho sức khỏe, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn thường xuyên. Tuy rằng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe nhưng rau muống lại là thực phẩm chứa nhiều purin nên không tốt cho người đang bị bệnh gút hoặc tăng axit uric máu. Rau muống có thể kích hoạt phản ứng viêm, rất dễ làm tăng nguy cơ bùng phát một cơn đau gút cấp tính và xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, trong rau muống còn chứa hàm lượng oxalat cao, chất này khi vào cơ thể có thể kết tủa ở thận, gây sỏi thận, sỏi niệu đạo. Trong khi đó, bệnh gút cũng có thể làm tăng nguy cơ kết tủa tinh thể urat, gây nên sỏi thận. Vì vậy, những người bị bệnh gút ăn rau muống sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn. Mặt khác, do những tính chất kích thích tái tạo tế bào da nên rau muống có thể gây ra sẹo lồi đối với những vết thương hở, vết thương ngoài da. Vì vậy, người bị gút mạn tính đã có các hạt tophi thì càng không nên ăn rau muống vì có thể gây ra biến chứng, khiến bệnh càng khó điều trị hơn.

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đối với bệnh nhân mắc bệnh gout, vì thế bệnh nhân nên tham khảo các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, đồng thời thường xuyên luyện tập thể thao, sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu, xoa bóp bấm huyệt để căn bệnh không trở thành nỗi lo quá lớn nữa.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới