Cảnh giác với cơn gút cấp trong ngày Tết

Với sự đa dạng thực phẩm trong các bữa ăn ngày Tết được coi là nguyên nhân chính gây nên các cơn gút cấp. Vì thế chúng ta cần hết sức cẩn trọng.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Gut hiện đang là căn bệnh phổ biến ở người già và đang có dấu hiệu trẻ hóa, đặc biệt nguy cơ gia tăng bệnh phổ biến trong các dịp lễ Tết.

Những bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày Tết không thực sự tốt cho người mắc bệnh gut

Những bữa ăn nhiều dầu mỡ ngày Tết không thực sự tốt cho người mắc bệnh gut

Vì sao chúng ta bị gút?

Gut là một bệnh lý phổ biến ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh gút có nguyên nhân là do nồng độ acid uric trong máu tăng cao vượt quá mức độ bão hòa của acid uric trong dịch ngoại bào sẽ dẫn đến hình thành các vi tinh thể urat.  Các tinh thể này thường lắng đọng tại khớp gây ra tình trạng viêm khớp cấp và mạn tính, lắng đọng tại mô mềm sẽ hình thành các hạt tô phi, lắng đọng tại thận gây sỏi thận, bệnh thận kẽ và suy thận. Hiện nay các yếu tố chính được xác định gây nên bệnh gut cũng như các bệnh chuyển hóa thường là do: thừa cân, béo phì, uống bia rượu quá mức và các rối loạn chuyển hóa như: rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch…

Theo nhiều nghiên cứ chỉ ra thì hiện nay gut có 4 giai đoạn phổ biến sau:

  • Tăng acid uric máu không triệu chứng
  • Gút cấp
  • Giai đoạn giữa các cơn gút cấp
  • Gút mạn tính.

Khi mắc bệnh gut người bệnh sẽ có cảm giác đâu tê tái ở các đốt ngón chân cái và ngón tay. Lâu dần có thể lên các khớp cổ chân và khớp gối. Hiện nay tỷ lệ người bị gút khởi phát đột ngột là rất nhiều. Nguyên nhân phần lớn là do các bữa ăn nhiều đạm, uống rượu bia quá nhiều, sau một sang chấn hoặc phẫu thuật… Khi bị gút khởi phát người bệnh sẽ có cảm giác sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội các khớp bị viêm, đau có thể làm cho người bệnh mất ngủ. Các cơn gút cấp có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần hoặc khỏi sau vài ngày dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid. Nếu để lâu bệnh gut khởi phát rất nguy hiểm cũng như gây ra những khó khăn trong cuộc sống người bệnh. Vì thế để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, người bệnh nên cân bằng chế độ ăn uống sao cho hợp lý để sức khỏe luôn được đảm bảo.

Gút khởi phát gây ra những đau đớn ở các đốt ngón chân, cổ chân

Gút khởi phát gây ra những đau đớn ở các đốt ngón chân, cổ chân

Khi bị bệnh gút điều trị như thế nào là tốt nhất?

Khi bị bệnh gút việc chuẩn đoán sớm và điều trị vô cùng cần thiết để không ảnh hưởng đến thẩm mĩ, chức năng hay bệnh thận do gút. Việc chẩn đoán xác định bệnh gút ngoài dựa vào các đặc điểm lâm sàng thì còn dựa vào việc xác định được tinh thể urat trong dịch khớp dưới kính hiển vi, đặc biệt là kỹ thuật sử dụng kính hiển vi phân cực có thể giúp xác định được tinh thể urat trong dịch khớp rất nhanh chóng. Để có thể phát hiện cần dựa vào việc làm các xét nghiệm tại bệnh viện.

Thông thường khi xác định bị bệnh gút, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kê cho các loại thuốc chống viêm không steroid, lựa chọn thuốc dựa vào nguy cơ về tiêu hóa và tim mạch. Colchicin là thuốc kinh điển dùng trong bệnh gút, có tác dụng tốt nhất trong vòng 12 giờ đầu từ khi có khởi phát cơn gút cấp và dùng kéo dài. Mặc dù có tác dụng trong việc điều trị bệnh gut cũng như giúp làm giảm các cơn đau nhưng những loại thuốc trên không được khuyến cáo dùng thường xuyên vì chúng có rất nhiếu tác dụng phụ đi kèm. Như xuất huyết tiêu hóa, loãng xương, đái tháo đường, suy thượng thận do thuốc.

Vì thế khi xác định bị bệnh gout chúng ta cần tới bệnh viện để thăm khám và nghe các bác sĩ tư vấn. Bên cạnh đó chế độ ăn cần được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa việc ăn mỡ, nội tạng động vật và những thực phẩm nhiều chất béo. Các bữa ăn xanh luôn được khuyến cáo là tốt nhất cho người bệnh, giúp hạn chế tối đa sự phát triển của bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh căn bệnh tuổi già.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới