- Bạn biết gì về tình trạng khô khớp gối, phương pháp điều trị hiệu quả
- Bác sĩ hướng dẫn 4 động tác chữa bệnh đau lưng
- Nhận biết bệnh viêm tai giữa cấp, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh loãng xương căn bệnh phổ biến ở nữ giới
Theo các chuyên gia về bệnh cơ xương khớp thì loãng xương là một bệnh xương rất thường gặp không chỉ tại nước ta mà cả trên thế giới. Ước tính trên thế giới có khoảng 200 triệu người bị loãng xương. Loãng xương gặp ở cả hai giới nhưng nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Vì sao nữ giới có tỷ lệ mắc loãng xương cao hơn nam giới?
Phụ nữ ở độ tuổi 18 đạt được khối lượng xương tối đa của họ, trong khi nam giới ở tuổi 20. Sau đó, cả nam giới và phụ nữ tiếp tục phát triển khối lượng xương với số lượng nhỏ, nhưng nam giới nhiều hơn phụ nữ. Ở độ tuổi 30, xương được phát triển đầy, mật độ xương không tăng thêm nữa khiến phụ nữ dễ bị loãng xương. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra loãng xương thường xuất hiện đa phần ở phụ nữ sau sinh. Bên cạnh đó Estrogen là một hormon giúp điều chỉnh chu kỳ sinh sản của người phụ nữ và giúp giữ xương chắc khỏe. Hormon estrogen giảm khi một phụ nữ mãn kinh sẽ gây ra loãng xương. Những người có nguy cơ cao về chứng loãng xương nếu họ có chu kỳ kinh nguyệt bất thường, đã cắt bỏ buồng trứng hoặc đang trải qua thời kỳ mãn kinh.
Đặc biệt đối với những người bị mắc bệnh tiêu hóa, thường xuyên xuất hiện chứng chán ăn, ăn không ngon miệng thì khả năng cao họ cũng dễ mắc bệnh loãng xương. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khiến phụ nữ luôn có nguy cơ bị loãng xương cao hơn nam giới.
Việc áp dụng chế độ ăn uống và thể dục điều độ sẽ giúp đẩy lùi được bệnh loãng xương
Phụ nữ cần làm gì khi mắc bệnh loãng xương?
Dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh loãng xương là thường xuyên cảm thấy đau nhức xương, mắc bệnh đau lưng, đau cột sống, có nguy cơ bị gãy xương cao hơn người bình thường, thậm chí là tử vong. Phụ nữ khi bị loãng xương còn có cả những triệu chứng như hay bị chuột rút tay chân, đau nhức các đầu xương, tê bì tay chân, cơn đau tăng lên về đêm và khi thời tiết thay đổi.
Vì thế để bệnh không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như gây cản trở trong sinh hoạt, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu của bệnh loãng xương chị em nên đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để được các bác sỹ thăm khám, đo mật độ xương và điều trị kịp thời, tránh để lâu vì càng để lâu càng khó chữa và gây tốn kém. Đặc biệt khi chúng ta về già cơ thể sẽ phải đối mặt với nhiều sự phiến toái từ căn bệnh loãng xương đem đến.
Thực tế cho thấy để muốn điều trị dứt điểm bệnh loãng xương, người bệnh phải dùng các trị liệu trong 1 thời gian dài theo đúng chỉ định của bác sỹ. Để điều trị bệnh loãng xương dùng các loại thuốc giảm đau, bổ sung canxi, vitamin D hoặc dùng các loại thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ. Quan trọng nhất là cần có chế độ ăn uống và vận động hợp lý để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể giúp xương chắc khỏe.
Việc tuân thủ đúng quy tắc trong việc chữa bệnh cũng như ăn uống và ngủ nghỉ sẽ giúp xương dần được chắc khỏe và đẩy lùi bệnh loãng xương.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net