Ketoacidosis tiểu đường và những điều cần biết

Ketoacidosis tiểu đường là một biến chứng nguy hiểm mà những người mắc bệnh tiểu đường phải đối mặt xảy ra khi lượng axit ketone trong máu tăng cao.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ketoacidosis tiểu đường là bệnh lý gì?

Ketoacidosis tiểu đường là bệnh lý gì?

Ketoacidosis tiểu đường là bệnh lý gì?

Ketoacidosis tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn sản xuất lượng axit trong máu cao gọi là ketone. Tình trạng phát triển khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ insulin. Insulin thường đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đường (glucose) nguồn năng lượng chính cho cơ bắp và các mô khác đi vào tế bào của bạn. Không có đủ insulin, cơ thể bạn bắt đầu phân hủy chất béo làm nhiên liệu. Quá trình này tạo ra sự tích tụ axit trong máu gọi là ketone, cuối cùng dẫn đến nhiễm toan đái tháo đường nếu không được điều trị.

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hãy tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo của nhiễm toan đái tháo đường giúp chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Các triệu chứng của Ketoacidosis tiểu đường là gì?

Các triệu chứng điển hình của nhiễm toan đái tháo đường bao gồm:

  • Nôn, buồn nôn
  • Khát nước
  • Lượng glucose máu tăng cao
  • Hơi thở mùi hoa quả
  • Thở sâu (gọi là thở kussmaul) hoặc thở nhanh
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Tim đập loạn nhịp
  • Nhầm lẫn và mất phương hướng
  • Hôn mê

Các triệu chứng của nhiễm toan đái tháo đường thường tiến triển trong khoảng thời gian 24 giờ nếu nồng độ glucose trong máu trở nên quá cao. Nếu không được điều trị kịp thời tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê và đe dọa tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây Ketoacidosis tiểu đường

Ketoacidosis tiểu đường thường được kích hoạt bởi:

  • Một căn bệnh: Nhiễm trùng hoặc bệnh khác có thể khiến cơ thể bạn sản xuất một số lượng hormone nhất định, chẳng hạn như adrenaline hoặc cortisol. Thật không may, những hormone này chống lại tác dụng của insulin có thể gây ra một đợt nhiễm toan đái tháo đường.
  • Liệu pháp insulin: Điều trị bằng insulin bị thiếu hoặc điều trị bằng insulin không đủ dẫn đến lượng insulin trong hệ thống, gây ra nhiễm toan đái tháo đường.
  • Chấn thương thể chất hoặc tinh thần
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy, đặc biệt là cocaine
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid và một số thuốc lợi tiểu

Nguyên nhân gây Ketoacidosis tiểu đường

Nguyên nhân gây Ketoacidosis tiểu đường

Biến chứng khi mắc Ketoacidosis tiểu đường

Ketoacidosis tiểu đường được điều trị bằng cách bù chất điện giải như natri, kali và clorua và insulin. Hầu hết các biến chứng phổ biến nhất của nhiễm toan đái tháo đường có liên quan đến phương pháp điều trị bệnh này.

  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Insulin cho phép đường đi vào các tế bào của bạn, khiến mức đường trong máu của bạn giảm xuống. Nếu lượng đường trong máu giảm quá nhanh bạn có thể bị hạ đường huyết.
  • Kali thấp (hạ kali máu): Các chất lỏng và insulin được sử dụng để điều trị nhiễm toan đái tháo đường có thể khiến mức kali của bạn giảm quá thấp. Tình tạng này có thể làm giảm các hoạt động của tim, cơ bắp và dây thần kinh của bạn.
  • Phù não: Điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn quá nhanh gây tổn thương phù nề não. Biến chứng này thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường mới được chẩn đoán.

Phòng ngừa mắc Ketoacidosis tiểu đường

Kiểm soát bệnh tiểu đường: Chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất một phần của thói quen hàng ngày của bạn. Dùng thuốc tiểu đường uống hoặc insulin theo chỉ dẫn.

Theo dõi lượng đường trong máu: Bạn cần kiểm tra và ghi lại mức đường trong máu của mình ít nhất 3 đến 4 lần/ ngày. Theo dõi cẩn thận là cách duy nhất để đảm bảo lượng đường trong máu của bạn vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu điều trị.

Điều chỉnh liều insulin khi cần thiết: Kiểm tra định kỳ hàng tháng và thực hiện đúng kế hoạch điều trị bệnh để đưa mức đường trong máu về mức mục tiêu điều trị.

Kiểm tra mức độ ketone: Khi bạn bị ốm hoặc bị căng thẳng hãy kiểm tra nước tiểu của bạn để biết lượng ketone dư thừa bằng bộ dụng cụ kiểm tra ketone trong nước tiểu không kê đơn.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới