Viêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng bệnh

Viêm khớp phản ứng được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp vô khuẩn tiếp theo sau tình trạng nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục hoặc đường tiêu hoá..

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Viêm khớp phản ứng được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp vô khuẩn tiếp theo sau tình trạng nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục hoặc đường tiêu hoá.

Cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về các nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh viêm khớp phản ứng một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Bệnh viêm khớp phản ứng gây sưng và đau các khớp bị ảnh hưởng

Hỏi: Thưa Bác sĩ, bệnh viêm khớp phản ứng là gì?

Trả lời:

Viêm khớp phản ứng hay còn gọi là hội chứng Reiter, là tình trạng viêm khớp (đau và sưng) thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan khác của cơ thể, phổ biến nhất là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa, ruột hoặc bộ phận sinh dục. Bệnh gây tổn thương ở một số cơ quan như kết mạc, niệu đạo, đại tràng, cầu thận…

Viêm khớp phản ứng thường ảnh hưởng đến đầu gối và các khớp mắt cá chân và bàn chân. Tình trạng viêm cũng có thể ảnh hưởng đến mắt, da và niệu đạo. Những người thường mắc hội chứng Reiter chủ yếu là nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Hỏi: Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm khớp phản ứng? Bác sĩ có thể cho biết mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp phản ứng là như thế nào không?

Hội chứng Reiter thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm trùng. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây ra viêm khớp phản ứng có thể là:

  • Các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như chlamydia.
  • Bệnh ở dạ dày như ngộ độc thực phẩm hoặc viêm ruột.

Viêm khớp phản ứng không lây nhiễm. Tuy nhiên, các vi khuẩn gây ra nó có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc trong thực phẩm bị ô nhiễm. Nhưng chỉ một vài người đã tiếp xúc với các vi khuẩn bị viêm khớp phản ứng.

– Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng bao gồm:

  • Độ tuổi: viêm khớp phản ứng là bệnh thường gặp ở độ tuổi 20-40.
  • Giới tính: nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới;
  • Di truyền: nếu bạn có người nhà, đặc biệt là cha mẹ bị viêm khớp phản ứng, bạn cũng có khả năng cao mắc phải hội chứng này;
  • Khoảng 75% người có kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp phản ứng cao hơn, nhưng nếu bạn không có kháng nguyên này không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh.

– Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp phản ứng thường bắt đầu từ 1-3 tuần sau khi cơ thể bạn bị nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể là:

  • Đau và cứng khớp: đau khớp liên quan với viêm khớp phản ứng thường xảy ra nhất ở đầu gối, mắt cá chân và bàn chân. Bạn cũng có thể bị đau ở gót chân, lưng hoặc mông;
  • Viêm mắt: nhiều người mắc bệnh viêm khớp phản ứng cũng có thể bị viêm mắt (viêm kết mạc), đỏ, ngứa và nóng mắt;

Với viêm khớp phản ứng, người bệnh cũng thường bị tổn thương ở mắt

  • Vấn đề tiết niệu: người bệnh có thể tăng tần suất và có cảm giác khó chịu khi đi tiểu như: nóng bức hoặc cảm giác châm chích khi tiểu tiện; tiểu mủ vô khuẩn ở bệnh nhân nam (dương vật chảy ra chất không phải nước tiểu và không chứa vi khuẩn);
  • Ngón chân hoặc ngón tay bị sưng: trong một số trường hợp, các ngón chân hoặc ngón tay của bạn có thể bị sưng phồng lên;
  • Các triệu chứng khác bao gồm: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, cứng khớp, đau gót chân, đau thắt lưng, lở miệng và lưỡi những không đau, nổi mụn nhọt ở đầu dương vật và phát ban ở lòng bàn chân.

Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng điều trị bệnh viêm khớp phản ứng? Cách phòng bệnh viêm khớp phản ứng như thế nào?

Điều trị viêm khớp phản ứng bằng thuốc

Trả lời:

-Các phương pháp được chỉ định để điều trị bệnh viêm khớp phản ứng: sử dụng thuốc kháng viêm và kháng sinh, tập thể dục và vật lí trị liệu.

  • Các loại kháng sinh được chỉ định điều trị nhiễm trùng còn thuốc kháng viêm không chứa steroid như ibuprofen hoặc naproxen giúp giảm đau, cứng và sưng khớp. Nếu bị viêm khớp mãn tính, bạn sẽ cần thêm phương pháp khác để tăng miễn dịch và giảm đau như tiêm cortisone vào khớp. Thuốc nhỏ mắt steroid được chỉ định cho bạn nếu bạn có triệu chứng nhiễm trùng ở mắt.
  • Vật lí trị liệu và tập thể dục là rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị viêm khớp phản ứng. Các Bác sĩ vật lí trị liệu sẽ hướng dẫn bạn giãn cơ và các bài thể dục thả lỏng khớp và cơ. Bạn cũng cần tập đi đứng và ngồi đúng tư thế nhằm giảm đau. Tư thế đúng còn giữ cho hoạt động của khớp và xương sống không bị biến dạng.

Bác sĩ chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, nếu bạn thực hiện phương pháp điều trị trên một cách phù hợp thì bạn có thể hồi phục hoàn toàn trong 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nặng, bạn vẫn sẽ còn các triệu chứng viêm nhiễm ngay cả sau điều trị.

– Bạn có thể kiểm soát tình trạng viêm của mình bằng những thói quen sinh hoạt dưới đây:

  • Uống thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ;
  • Tập các bài tập thể dục giãn cơ hằng ngày để giữ khớp khỏi bị co cứng;
  • Sử dụng miếng dán nóng hoặc tắm nước nóng để giúp đỡ tình trạng co cứng và đau. Dán miếng dán lạnh có thể giảm sưng;
  • Giữ tư thế ngồi, đứng và ngủ đúng cách;
  • Thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su để giúp tránh lây lan bệnh nhiễm trừng quan đường tình dục.

Chúc bạn thành công!

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới