Bệnh nhân mắc bệnh xương khớp cần làm gì lúc thời tiết chuyển mùa?

Bệnh nhân mắc bệnh xương khớp thường phải chịu những cơn đau đớn do bệnh gây ra lúc chuyển mùa, vậy làm thế nào để giảm bớt những cơn đau đớn này?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo chia sẻ của giảng viên Ngô Thị Minh Huệ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, thực tế có hơn 2/3 số bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp phải chịu đựng những cơn đau khớp dai dẳng, khó chịu mỗi khi “trái gió trở trời”, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột khó chịu.

Bệnh nhân mắc bệnh xương khớp cần làm gì lúc thời tiết chuyển mùa?

Bệnh nhân mắc bệnh xương khớp cần làm gì lúc thời tiết chuyển mùa?

Khi bệnh cơ xương khớp “bắt tay” với thời tiết

Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì chứng bệnh xương khớp thường nghiêm trọng hơn khi thời tiết chuyển mùa là do áp suất khí quyển xuống thấp. Trong điều kiện thời tiết bình thường, các thành phần của cơ xương khớp luôn duy trì trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh. Khi thời tiết thay đổi, áp suất khí quyển giảm, các mô nở ra tạo áp lực lên các khớp, khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.

Chuyển mùa là thời điểm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cũng như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trở nên vô khó chịu, không ngừng tàn phá sức khỏe của người bệnh. Dấu hiệu đau khớp khi thời tiết thay đổi rất đa dạng. Có trường hợp bệnh nhân “cứ thay đổi thời tiết là khớp gối, cổ tay và ngón tay bị sưng vù, đỏ ửng, tê cứng và đau buốt khiến bệnh nhân không thể cử động được”, người khác lại “đầu gối nhức nhối, có cảm giác như kiến bò và phát ra tiếng lục cục” mỗi khi trở trời.

Khi bệnh cơ xương khớp “bắt tay” với thời tiết

Khi bệnh cơ xương khớp “bắt tay” với thời tiết

Ngoài tình trạng đau khớp, bệnh nhân còn có thể xuất hiện tình trạng cứng khớp, “mỗi sáng ngủ dậy, bệnh nhân có cảm giác các khớp của mình như cứng lại, khả năng co duỗi rất khó khăn, bệnh nhân phải xoa bóp một lát mới có thể đi được”. Đặc biệt đối với những người bệnh mắc chứng khớp mạn tính, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, các dây thần kinh cũng nhạy cảm hơn nên sẽ cảm nhận các cơn đau nhức cứng khớp rõ ràng hơn rất nhiều.

Bệnh nhân mắc bệnh xương khớp cần làm gì lúc thời tiết chuyển mùa?

Với những bệnh nhân mắc chứng thoái hóa khớp, các cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi thường xuất hiện rõ rệt ở hông, đầu gối, khuỷu tay, vai, cổ… Đây là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về khớp thường do đầu khớp bị tổn thương, bào mòn dần. Sụn khớp bị hủy hoại thường là khởi đầu của quá trình thoái hóa tại sụn khớp, đây cũng chính là những nguyên nhân gây đau đớn cho bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. Do đó, việc bảo vệ sụn khớp nói chung và bảo vệ khớp nói riêng là rất quan trọng và vô cùng cần thiết nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của thời tiết, đặc biệt với bệnh nhân mắc chứng thoái hóa khớp. Bệnh nhân cần dùng các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ,  các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ… để tăng cường bảo vệ khớp và sụn khớp.

Bệnh nhân nên tăng cường sử dụng thực phẩm giảu omega 3

Bệnh nhân nên tăng cường sử dụng thực phẩm giàu omega 3

Các cơn đau khớp là những ám ảnh đối với bệnh nhân lúc chuyển mùa, vì vậy việc dùng thuốc giảm đau là điều hết sức cần thiết cho những bệnh nhân này, tuy nhiên việc dùng thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời trong cơn đau cấp và nếu lạm dụng các thuốc điều trị có tác dụng giảm đau chứa thành phần corticoid, có thể khiến dạ dày, tim mạch, thận…, của bệnh nhân đặc biệt là với người già bị tổn hại nghiêm trọng. Do vậy, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thuốc giảm đau mà cần sớm thăm khám các Bác sĩ chuyên khoa cơ – xương – khớp để điều trị đúng cách.

Việc quan trọng không kém để hạn chế những tác động xấu của thời tiết đối với chứng bệnh xương khớp chính là việc bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng khớp: Quá trình thoái hóa sụn khớp là không thể tránh khỏi nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể phòng và làm chậm quá trình này bằng những tiến bộ Y học hiện đại và chủ động sử dụng những thực phẩm có tác dụng bảo vệ khớp cũng như bảo vệ sụn khớp khi thời tiết thay đổi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân nên ăn các thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, các vitamin A, E, C có trong đậu nành, rau xanh, hạt mầm, cà rốt, cà chua, ớt, bơ…

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về những biện pháp để hạn chế những tác động xấu của bệnh xương khớp đối với cơ thể khi thời tiết chuyển mùa.

Nguồn: Benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới