Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi xuất phát từ nguyên nhân nào?

Loãng xương được cho là căn bệnh chỉ mắc phải ở người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay không ít bệnh nhân mắc phải căn bệnh ở độ tuổi khá trẻ gây ra nhiều khó khăn.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Loãng xương được cho là căn bệnh chỉ mắc phải ở người lớn tuổi, tuy nhiên hiện nay không ít bệnh nhân mắc phải căn bệnh ở độ tuổi khá trẻ gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh, vậy nguyên nào dẫn đến bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi?

Bệnh loãng xương ngày càng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh

Bệnh loãng xương ngày càng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh

Có hay không bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi?

Từ xưa đến nay hầu hết mọi người đều chỉ biết rằng thường bệnh loãng xương chỉ xuất hiện ở người già mà ít khi xảy ra ở người trẻ tuổi. Bởi vì, khối lượng xương của con người đạt cao nhất ở độ tuổi từ 18-25. Đối với phụ nữ sau độ tuổi 30 trở đi, là lúc bắt đầu suy giảm mật độ xương. Nhưng nếu sau độ tuổi 25 trở xuống mà bị loãng xương, thì tức là xương phát triển không đúng mức bình thường thì sẽ có nguy cơ gây loãng xương sớm hơn nam giới hoặc gia đình có bố (mẹ) mắc bệnh loãng xương thì con cái dễ mắc bệnh này sớm. Tuy nhiên, theo một số thông tin từ trang Bệnh cơ xương khớp cho thấy vẫn có nhiều trường hợp người trẻ mắc bệnh loãng xương là do hậu quả mà các bệnh lý để lại như suy giảm estrogen, mất kinh kéo dài, cắt buồng trứng, không sinh đẻ, tiểu đường, cường giáp, dạ dày, suy thận, viêm khớp, chấn thương phải nằm lâu, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Ngoài ra, loãng xương sớm cũng có thể do chế độ dinh dưỡng thiếu chất (nhẹ cân hoặc béo phì), uống nhiều rượu bia, thuốc lá, ít vận động… cũng là nguyên nhân gây loãng xương sớm ở người trẻ tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Ăn uống không đầy đủ chất : Khi thiếu hụt canxi trong chế độ ăn uống sẽ làm thiếu hụt một lượng xương, lâu ngày dẫn đến bệnh loãng xương. Ngoài việc thiếu canxi, thì các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết việc thiếu vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh loãng xương. Trong khi đó những người trẻ thường có xu hướng ăn đồ ăn nhanh, ăn uống vội, ăn uống vô độ, thiếu dinh dưỡng,…là những nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi gia tăng.

Lối sống thiếu lành mạnh: Hiện nay do người trẻ thường ít vận động, không tập luyện thể dục thể thao cùng với đó là  việc sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như thuốc lá, bia rượu cũng là nguyên nhân không thể bỏ qua dẫn đến bệnh loãng xương.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong phòng chống loãng xương

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong phòng chống loãng xương

Thiếu nồng độ estrogen: Trong nhiều tài liệu nghiên cứu bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi chỉ ra rằng bệnh loãng xương xảy ra khi nồng độ estrogen trong cơ thể thấp và thường xuất hiện ở phụ nữ. Do estrogen có tác dụng bảo vệ xương nên khi nồng độ estrogen giảm sẽ khiến xương bị suy yếu. Đối với người phụ nữ lớn tuổi thì điều này diễn ra một cách tự nhiên còn ở những người phụ nữ trẻ tuổi thì nồng độ estrogen thấp có thể xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc dừng hoàn toàn.

Do sử dụng một số loại sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh: Nói về nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi, nhiều tài liệu cho rằng một số loại sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh như ung thư, các bệnh về xương khớp có sử dụng các loại sản phẩm corticosteroid trong thời gian dài hay một số bệnh khác như bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tim cũng có thể làm ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của xương khớp, gây thiệt hại đến mật độ xương, làm hạn chế sự hấp thụ canxi của cơ thể.

Phòng và điều trị bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Để khắc phục tình trạng loãng xương ở người trẻ tuổi, điều đầu tiên bạn nên bổ sung ít nhất 120 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên có nhiều trường hợp chỉ hấp thu khoảng một nửa lượng trên hoặc không hấp thu được mà còn bị tác dụng ngược lại gây nguy hiểm như là táo bón, sỏi thận, xơ vữa động mạch…Vì vậy, để ngăn chặn điều này cũng như “đặt” canxi đến đúng nơi cần đến là xương. Ngoài  bổ sung canxi  và vitamin D ra, thì MK7 (hay còn gọi là vitamin K2) đóng vai trò giúp vận chuyển canxi vào tận xương mà còn kéo canxi từ những chỗ thừa (như mạch máu, mô mềm)  để đưa tới khung xương, tránh được nguy cơ táo bón, sỏi thận, các bệnh xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm. Đặc biệt là tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình loãng xương ở người trẻ tuổi. Đồng thời, thường xuyên tập luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng sự dẻo dai cho xương cốt và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, café vì chúng gây mất canxi nguyên nhân chính dẫn tới loãng xương.

Nguồn: benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới