Theo thời gian, xương khớp sẽ lão hóa và trở nên yếu đi và không thực hiện được chức năng vốn có của nó. Tuy nhiên bạn có thể bảo vệ xương khớp của mình để quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn, kéo dài tuổi thọ cho khung xương của mình.
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bẻ khớp ngón tay lại tạo ra tiếng?
- Các bệnh xương khớp thường gặp nhất hiện nay
- Cảnh báo ngồi vắt chéo chân ảnh hưởng đến sức khỏe
Làm thế nào để bảo vệ xương khớp?
Vai trò và chức năng của xương khớp đối với cơ thể
Xương khớp trong cơ thể thuộc hệ vận động, đảm nhận rất nhiều vai trò và chức năng quan trọng như sau:
Các xương liên kết với nhau, tạo hình và là điểm tựa vững chắc nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp ta có thể di chuyển.
Bảo vệ cho các cơ quan bên trong cơ thể khỏi bị tổn thương khi va đập hay tai nạn.
Giúp cơ thể vận động, làm việc một cách linh hoạt.
Tủy xương nắm giữ chức năng tạo máu cho cơ thể.
Bên cạnh đó, xương còn có chức năng điều hòa trao đổi muối khoáng, các chất mỡ, canxi và photpho trong cơ thể khi chúng ta cử động.
Qua đó, ta có thể thấy xương khớp là phần không thể thiếu với mỗi cơ thể chúng ta, nó giúp chúng ta hình thành đủ bộ phận, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng khác nhau.
Cách để bạn bảo vệ xương khớp tốt nhất
Bạn có thể bảo vệ xương khớp của mình bằng nhiều cách khác nhau, dưới đây là những cách mà chuyên gia khuyên chúng ta nên làm:
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý
Thói quen ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp của mỗi người. Cần lưu ý những điều sau khi xây dựng chế độ ăn uống của mình để đảm bảo chất dinh dưỡng:
Bổ sung rau củ và hoa quả: Đây được xem là nguồn cung cấp các loại vitamin nhóm B, C, D, E, beta-caroten, canxi, magie, kali, photpho và các chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý giúp xương chắc khỏe
Không nên ăn quá nhiều đạm động vật: Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 50g thịt hoặc 50 – 100g cá và có thể thay thế lượng đạm động vật trên bằng 100g đậu hủ hay 30g đậu đỗ. Trứng thì không nên ăn quá 4 quả.
Ăn các thức ăn giàu axit béo omega 3: Những thành phần này có nhiều trong cá hồi, cá thu, óc chó, đầu nành, các loại rau có màu xanh đậm,… Hoạt chất này giúp chúng ta có thể phòng tránh và giảm tình trạng viêm khớp.
Uống 1-2 ly sữa/ ngày: Có thể nói sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào giúp xương chắc khỏe hơn mỗi ngày giảm nguy cơ bệnh loãng xương sớm.
-
Siêng năng tập luyện thể dục, thể thao
Tạo thói quen tập thể dục là cách bạn bảo vệ xương khớp rất tốt, giúp nâng cao sự dẻo dai cho xương khớp và tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày nên dành ra tối thiểu 30 phút để tập thể dục. Khi bạn vận động, luyệt tập sẽ giúp các khớp xương hoạt động trơn tru hơn, linh hoạt, hệ tuần hoàn máu cũng hoạt động tốt hơn giúp tăng lưu lượng máu đến sụn khớp nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn những môn phù hợp với sức khỏe của mỗi người, vận động đúng mức và đúng tư thế để không gây phản tác dụng. Bạn có thể bơi lội, đi bộ, tập yoga,… rất tốt cho xương.
-
Kiểm soát tốt cân nặng
Trọng lượng cơ thể quá nặng dẫn đến dư thừa là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh cơ xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm đa khớp, … Do trọng lượng cơ thể nặng dẫn tới gia tăng quá mức sức chịu đựng của xương khớp và đĩa sụn. Không đơn giản vậy, mỡ thừa còn làm gia tăng các chất tiền viêm – cykotine tạo ra phản ứng viêm giữa các khớp.
Chính vì thế mà việc kiểm soát cân nặng cũng là một trong những cách giúp bảo vệ xương khớp được chắc khỏe.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net