Nhiễm giun kim và những điều cần biết

Nhiễm giun kim có thực sự nguy hiểm hay không? Tỷ lệ người bị nhiễm giun sán ngày càng gia tăng, trong đó có nhiễm giun kim thường gặp phổ biến ở trẻ em. Vậy nguyên.

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Nhiễm giun kim có thực sự nguy hiểm hay không?

Tỷ lệ người bị nhiễm giun sán ngày càng gia tăng, trong đó có nhiễm giun kim thường gặp phổ biến ở trẻ em. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh nhiễm giun kim như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Nhiễm giun kim và những điều cần biếtNhiễm giun kim và những điều cần biết

Đặc điểm của giun kim

Giun kim (tên khoa học là Enterobius vermicularis); có màu trắng sữa, đầu hơi phình và vỏ có khía. Miệng chúng có 3 môi, chiều dài giun đực khoảng 2-5mm, đuôi cong và có gai sinh dục khoảng 70mm. Giun cái dài khoảng 9-12 mm có đuôi dài và nhọn.

Giun kim cái chỉ đẻ trứng vào ban đêm ở nếp nhăn của hậu môn và trứng phát triển thành ấu trùng có khả năng cử động. Chính vì chúng thường đẻ trứng vào ban đêm và tiết ra một chất gây ngứa nên người mắc giun kim thường xuyên ngứa hậu môn dữ dội vào đêm.

Phương thức lây truyền bệnh giun kim

  • Phương thức lây truyền chủ yếu là qua đường ăn uống khi mà người mắc giun kim dùng tay gãi hậu môn có chứa trứng giun kim sau đó cầm thức ăn hoặc thói quen mút tay ở trẻ nhỏ dễ gây các bệnh tiêu hóa.
  • Đường truyền nhiễm khác đó là chu kỳ ngược dòng: Trứng giun kim sau khi sinh và phát triển thành ấu trùng giun kim tại nếp hậu môn thì ngược lên manh tràng phát triển thành giun trưởng thành, kiểu này hiếm gặp.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm giun kim

Người mắc bệnh giun kim có thể có các triệu chứng như:

  • Triệu chứng hay gặp và đặc hiệu của nhiễm giun kim đó là cảm giác ngứa quanh hậu môn, nhất là vào ban đêm.
  • Trẻ em bị nhiễm giun kim thường quấy khóc về đêm do ngứa hậu môn, quan sát ở rìa hậu môn có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn.
  • Đi đại tiện thấy ấu trùng giun kim trong phân.
  • Ngoài ra do giun kim sống tại vùng hậu môn nên có thể chui vào âm đạo gây ngứa âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.
  • Giun kim có thể chui vào ruột thừa, có thể bị bội nhiễm gây viêm ruột thừa.
  • Mắc bệnh kéo dài có thể gây thiếu máu mạn tính: hoa mắt, chóng mặt.

Hậu quả của việc nhiễm giun kim

Giun kim có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc gây tình trạng viêm ruột mạn tính. Nếu giun kim chùi vào ruột thừa có thể gây viêm ruột thừa, đôi khi giun kim chui sang bộ phận sinh dục (nhất là trẻ em nữ) gây viêm sinh dục, âm hộ, âm đạo, rối loạn tiểu tiện và thậm chí rối loạn kinh nguyệt.

Nhiễm trùng thứ phát do trẻ bị ngứa gãi nhiều gây trầy xước, loét vùng da ở quanh hậu môn.

Rối loạn giấc ngủ ban đêm, trẻ em mắc bệnh giun kim kéo dài nhiều năm, tái đi tái lại sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, phát triển cơ thể trí tuệ, trẻ gầy, xanh, bụng ỏng và kém ăn, cuối cùng suy dinh dưỡng.

Hình ảnh nhiễm giun kim
Hình ảnh nhiễm giun kim

Điều trị và cách phòng tránh bệnh giun kim

  • Điều trị bệnh giun kim
  • Nguyên tắc điều trị giun kim: Nếu tập thể bị nhiễm thì phải điều trị đồng loạt để tránh tái nhiễm bệnh

Thuốc điều trị giun kim bao gồm:

  • Mebendazole 500mg liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống nhắc lại sau 1 tháng.
  • Hoặc dùng albendazole 400mg liều duy nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống nhắc lại sau một tháng.

Chú ý: mebendazole và albendazole chống chỉ định dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc cho con bú, người mẫn cảm với Benzimidazole, người có tiền sử nhiễm độc tủy xương. Thận trọng với các đối tượng suy thận, suy gan.

Biện pháp phòng bệnh

  • Thực hiện ăn chín uống sôi.
  • Vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cắt ngắn móng tay,
  • Không nên để trẻ mặc quần thủng đáy hoặc không mặc quần, không để trẻ chơi lê la ở nền đất bẩn; giữ tay sạch, cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện
  • Thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.

http://benhlyxuongkhop.net – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới