Bệnh võng mạc do đái tháo đường là gì?

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh võng mạc do đái tháo đường có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về thị lực, thậm chí mù loà vĩnh viễn. Vậy nên xử trí ra sao khi mắc bệnh võng mạc do đái tháo đường gây ra?

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Bệnh võng mạc do đái tháo đường là gì?
Bệnh võng mạc do đái tháo đường là gì?

Định nghĩa bệnh võng mạc do đái tháo đường

Theo bác sĩ Nguyễn Anh TúTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh võng mạc do đái tháo đường là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường. Sự tổn thương võng mạc là kết quả do thiệt hại các mạch máu nhỏ của mô nhạy sáng ở phía sau của mắt. Giai đoạn sớm của bệnh võng mạc do đái tháo đường, bệnh nhân có thể không hề có biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ gặp phải vấn đề tầm nhìn nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh võng mạc do đái tháo đường có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí mù loà vĩnh viễn.”

Bất kể đái tháo đường type I hay II đều có thể dẫn tới biến chứng bệnh võng mạc do đái tháo đường trên bất kỳ bệnh nhân nào. Nhóm bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát chỉ số đường huyết càng kém càng có nhiều khả năng phát triển thành bệnh võng mạc đái tháo đường và ngược lại.

Bệnh nhân đái tháo đường cần nghiêm túc thực hiện phác đồ điều trị và nghiêm túc công tác phòng chống để bảo vệ tầm nhìn, tránh biến chứng võng mạc cũng như những biến chứng khác. Hãy cẩn thận cẩn thận kiểm soát lượng đường trong máu và lên lịch trình khám mắt hàng năm.

Dấu hiệu & triệu chứng bệnh võng mạc do đái tháo đường

Như đã nói, trong giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể đã có bệnh võng mạc do đái tháo đường và không hề biết điều đó. Bởi biến chứng võng mạc giai đoạn sớm không gây ra triệu chứng nào hoặc chỉ ảnh hưởng nhẹ tới tầm nhìn. Tuy nhiên, khi tình trạng tiến triển, các triệu chứng trở nên rõ ràng, đặc hiệu hơn, bao gồm:

  • Xuất hiện điểm nổi hoặc dây tối trong tầm nhìn (floaters).
  • Nhìn mờ.
  • Dao động tầm nhìn.
  • Điểm tối hoặc trống rỗng trong thị trường.
  • Giảm thị lực trong đêm.
  • Mù màu.
  • Giảm hoặc mất tầm nhìn.
  • Thông thường, bệnh gây ảnh hưởng triệu chứng lên cả hai mắt.

Nguyên nhân bệnh võng mạc do đái tháo đường

Đường huyết quá cao có thể gây hỏng những mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng cho võng mạc. Đây là lí do dẫn đến bệnh võng mạc do đái tháo đường và mất thị lực. Đường huyết cao vượt ngưỡng cũng có thể ảnh hưởng đến thủy tinh thể (ống kính của mắt). Thủy tinh thể trở nên sưng phù khi đường huyết cao kéo dài, một nguyên nhân gây mờ mắt.

Nguyên nhân bệnh võng mạc do đái tháo đường

Nguyên nhân bệnh võng mạc do đái tháo đường

Bệnh võng mạc do đái tháo đường có thể phân thành hai nhóm lớn với cơ chế bệnh sinh khác biệt là: nhóm sớm không tăng sinh (nonproliferative) hoặc nhóm tăng sinh (proliferative).

1. Bệnh võng mạc do đái tháo đường sớm không tăng sinh.

Bệnh võng mạc do đái tháo đường không tăng sinh (NPDR) là loại phổ biến hơn cả trong các loại bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh chia nhiều mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Trong bệnh võng mạc do đái tháo đường sớm không tăng sinh, thành mao mạch võng mạc bị suy yếu. Sự suy yếu này tạo ra những phình nhỏ nhô ra từ thành mạch, đôi khi gây ra sự rò rỉ hoặc chảy dịch và máu vào võng mạc. Các chỗ phình ra có tên gọi là microaneurysms. Vấn đề tiến triển từ các mạch nhỏ sau đó lan ra khiến các tĩnh mạch võng mạc lớn cũng bắt đầu giãn, trở nên có đường kính bất thường. Sau đó là sợi thần kinh võng mạc bắt đầu sưng phù lên. Ngoài ra, điểm vàng – phần trung tâm của võng mạc (macula) – cũng bắt đầu sưng lên. Hiện tượng này được gọi là phù nề điểm vàng.

2. Bệnh võng mạc do đái tháo đường tăng sinh (proliferative).

Bệnh võng mạc do đái tháo đường tăng sinh chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhưng là loại nặng nhất của bệnh võng mạc tiểu đường. Các mạch máu bất thường tăng sinh phát triển trong võng mạc. Mạch máu mới có thể bị rò rỉ chất jelly, khiến vùng trung tâm của mắt nhìn trong như pha lê. Hiện tượng này khiến mô sẹo bị kích thích hình thành. Tân mạc có thể cản trở dòng chảy bình thường của dịch ra ngoài mắt khiến nhãn áp tăng cao. Tăng nhãn áp gây thiệt hại dây thần kinh mang hình ảnh từ mắt đến bộ não.

Lời khuyên của bác sĩ đối với người bệnh võng mạc do đái tháo đường

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh võng mạch do đái tháo đường (bệnh chuyển hóa) và bảo tồn thị lực đó là quản lý tốt đường huyết đối với bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, bệnh nhân cần kiểm tra mắt hàng năm, ngay cả khi tầm nhìn có vẻ tốt. Bệnh võng mạc do đái tháo đường không gây triệu chứng trong giai đoạn đầu vì thế chỉ có thể phát hiện bệnh qua thăm khám.

Lời khuyên của bác sĩ đối với người bệnh võng mạc do đái tháo đường

Lời khuyên của bác sĩ đối với người bệnh võng mạc do đái tháo đường

Đối tượng bệnh nhân đái tháo đường đang trong thai kỳ có thể được bác sĩ khuyên nên khám mắt thêm trong suốt thời kỳ mang thai, bởi vì mang thai đôi khi có thể xấu đi bệnh võng mạc tiểu đường.

Khi có bất kì trải nghiệm thay đổi tầm nhìn bất ngờ hay tầm nhìn trở nên mờ, chắp vá hoặc mờ, bạn cần liên hệ bác sĩ và đi khám ngay để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Theo benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới