Khi nào cần xét nghiệm kiểm tra lượng sắt trong cơ thể?

Xét nghiệm sắt là xét nghiệm đánh giá lượng sắt trong cơ thể bằng cách đo một số chất trong máu. Các xét nghiệm này giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng thiếu sắt hoặc dư thừa sắt.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...


Khi nào cần làm xét nghiệm kiểm tra lượng sắt trong cơ thể?

Xét nghiệm sắt là gì?

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp. Nó là một phần quan trọng của hemoglobin trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể không thể sản xuất sắt và phải hấp thụ nó từ thực phẩm hoặc thuốc bổ sung.

Các xét nghiệm sắt đánh giá lượng sắt trong cơ thể bằng cách đo một số chất trong máu. Các xét nghiệm này thường được chỉ định đồng thời. Kết quả xét nghiệm giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng thiếu sắt hoặc dư thừa sắt trong một số bệnh lý nội khoa khác.

Phân loại xét nghiệm sắt được chỉ định trên lâm sàng

Các loại xét nghiệm sắt bao gồm:

Xét nghiệm sắt là gì?Xét nghiệm sắt là gì?

  • Xét nghiệm sắt huyết thanh: Giúp đo mức độ sắt trong huyết thanh máu.
  • Xét nghiệm Transferrin trực tiếp: Đo mức độ transferrin trong máu. Transferrin là protein vận chuyển sắt trong cơ thể.
  • TIBC: đo tổng lượng sắt có thể được liên kết bởi các protein trong máu.
  • UIBC (liên kết sắt chưa bão hòa): xác định khả năng dự trữ transferrin, tức là phần transferrin chưa được bão hòa với sắt qua đó phản ánh mức độ transferrin.
  • Huyết thanh ferritin: Đánh giá lượng sắt được lưu trữ trong cơ thể.

Xét nghiệm sắt được sử dụng làm gì?

Các xét nghiệm sắt được sử dụng để đánh giá lượng sắt lưu thông trong máu, tổng công thức máu và khả năng vận chuyển sắt và lượng sắt được lưu trữ trong cơ thể. Xét nghiệm cũng có thể giúp phân biệt các nguyên nhân gây thiếu máu khác nhau .

Các xét nghiệm sắt thường được chỉ định đồng thời và kết quả của từng loại có thể giúp xác định bệnh lý thiếu sắt, thiếu máu do thiếu sắt hoặc tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể.

Xét nghiệm sắt được chỉ định khi nào?

Các xét nghiệm sắt có thể được chỉ định khi kết quả từ công thức máu toàn phần cho thấy rằng huyết sắc tố và hematocrit của bạn thấp hoặc các tế bào hồng cầu nhỏ và nhược sắc so với bình thường giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu thiếu sắt khi chưa có triệu chứng.

Xét nghiệm sắt được sử dụng làm gì?
Xét nghiệm sắt được sử dụng làm gì?

Xét nghiệm sắt có thể được chỉ định khi bạn phát triển các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu như:

  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể kéo dài
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Da nhợt nhạt, xanh xao

Ngoài ra, các xét nghiệm sắt có thể được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ cơ thể dư thừa lượng sắt. Các dấu hiệu và triệu chứng của dư thừa sắt sẽ thay đổi từ người này sang người khác và có xu hướng xấu đi theo thời gian. Nguyên nhân do sự tích lũy sắt trong máu và các mô. Triệu chứng dư thừa sắt bao gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
  • Thiếu năng lượng
  • Đi ngoài phân xanh đen
  • Đau bụng
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Tổn thương nội tạng đặc biệt gan và tim mạch

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm sắt

  • Thiếu sắt

Giai đoạn đầu thiếu sắt là sự cạn kiệt nguồn dự trữ sắt. Điều này có nghĩa là vẫn còn đủ sắt để tạo ra các tế bào màu đỏ nhưng nguồn dự trữ sắt giảm dẫn đến giảm hàm lượng sắt trong hồng cầu. Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ sắt trong huyết thanh có thể bình thường trong giai đoạn này nhưng mức độ ferritin sẽ thấp.

Khi tình trạng thiếu sắt tiếp tục, tất cả sắt được dự trữ suy kiệt và cơ thể cố gắng bù đắp bằng cách sản xuất thêm transferrin để tăng vận chuyển sắt. Khi đó kết quả xét nghiệm nồng độ sắt trong huyết thanh tiếp tục giảm và transferrin và TIBC và UIBC tăng. Khi giai đoạn này tiến triển, các tế bào hồng cầu ngày càng ít được tạo ra cuối cùng dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.

  • Dư thừa sắt

Nếu kết quả nồng độ sắt cao, TIBC, UIBC và ferritin là bình thường và bệnh nhân có tiền sử lâm sàng phù hợp với dư thừa sắt thì có khả năng người đó bị ngộ độc sắt. Ngộ độc sắt xảy ra khi một lượng lớn sắt được uống cùng một lúc hoặc trong một khoảng thời gian ngắn. Ngộ độc sắt ở trẻ em thường cấp tính  xảy ra do trẻ ăn phải chất bổ sung sắt của cha mẹ. Trong một số trường hợp ngộ độc sắt cấp tính có thể gây tử vong.

Quá tải sắt cũng có thể xảy ra ở những người bị bệnh hemosiderosis và ở những người đã truyền máu nhiều lần. Một số người nghiện rượu và mắc bệnh gan mãn tính cũng dẫn đến dư thừa sắt.

Theo benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới