Bệnh nấm miệng là gì?

Nấm Candida albicans tích tụ lại trên niêm mạc miệng và hậu quả gây tổn thương răng miệng, nhiều nhất là ở vùng trong má và trên lưỡi gọi là nấm miệng.

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khi cạo nấm Candida albicans trên niêm mạc lưỡi hoặc trong má sẽ có biểu hiện đau hoặc chảy máu. Nấm miệng có thể lây lan sang vùng nướu răng, vòm miệng,  amiđan, họng hoặc sau cổ họng.

Bệnh nấm miệng là gì?
Bệnh nấm miệng là gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm miệng

Chuyên gia y tế Lê Trinh (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ: Ban đầu bệnh nhân bị nhiễm nấm miệng thường không có triệu chứng gì cho đến khi phát bệnh. Khi xuất hiện triệu chứng thì chúng xảy ra đột ngột: xuất hiện nhiều  mảng trắng trên lưỡi, trên vòm miệng, vùng má bên trong, vùng lợi và amidan màu trắng giống như phomat; thường bị đau và chảy máu khi ăn, cọ xát với thức ăn; một số trường hợp còn xuất hiện vết nứt ở góc miệng. Tiếp theo bệnh nhân sẽ mất vị giác và cảm giác ngậm bông trong miệng.

Bệnh tiến triển nặng là khi tổn thương lan xuống thực quản. Triệu chứng khi đó bệnh nhân sẽ thấy thức ăn đang mắc kẹt trong cổ họng và rất khó nuốt.


Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm miệng

Đối tượng nguy cơ: Trẻ sơ sinh khi hệ miễn dịch còn non nớt, người bị suy giảm miễn dịch, thiếu máu, người mắc bệnh đái tháo đường mạn tính, dùng thuốc kháng sinh kéo dài, corticosteroid kéo dài, hóa trị bệnh ung thư, người mất răng phải mang răng giả, bị khô miệng, người nghiện hút thuốc…

Tại mục tin y tế hằng ngày, chuyên gia Lê Trinh chia sẻ thêm: “Đối với trẻ sơ sinh khi chúng bú mẹ, chúng có thể lây nhiễm nấm sang vú mẹ và chính sự nhiễm nấm qua lại giữa miệng của bé và vú mẹ làm cho bệnh lại càng khó chữa và tái đi tái lại nhiều lần. Dấu hiệu nhận biết vú mẹ bị nhiễm nấm: nhạy cảm, da đầu vú bất thường màu đỏ, ngứa núm vú, quầng vú có bong hoặc da tuyết bong ra, khi cho con bú núm vú đau bất thường và đau lan sâu bên trong vú rất khó chịu.”

Chẩn đoán nấm miệng rất đơn giản bằng cách nhìn vào các tổn thương, khi soi bệnh phẩm dưới kính hiển vi và sẽ phát hiện được sợi nấm. Nội soi cũng có thể thấy sợi nấm trong thực quản, ruột, nếu nấm có trong thực quản thì lấy bệnh phẩm bằng cách: ngoáy phía sau cổ họng nuôi cấy thấy nấm….

Biến chứng của nấm miệng: khó khăn và đau đớn khi ăn. Rối loạn hấp thụ nếu nấm lan xuống miệng. Nếu bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc nặng hơn là ung thư, nấm có khả năng lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể

Điều trị như thế nào?

Mục tiêu của điều trị nấm miệng chính là để ngăn chặn sự lây lan của các loại nấm từ miệng đến các cơ quan khác trong cơ thể.


Điều trị nấm miệng như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh và bà mẹ cho con bú: nếu mẹ cho bú thì điều trị cả mẹ và con. Bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc kháng nấm nhẹ cho bé và đồng thời sử dụng kem chống nấm bôi vú mẹ. Nếu em bé bú bình thì nên rửa sạch núm vú trong dung dịch nước pha với giấm (tỷ lệ nước và giấm bằng nhau), rửa mỗi lần bú xong thường xuyên và phơi khô hoặc tiệt trùng để ngăn chặn sự phát triển nấm. Nếu mẹ sử dụng máy hút sữa, đặc biệt cần rửa sạch các bộ phận có thể tháo rời và rửa được trong dung dịch giấm và nước, bộ phận khác có thể tiệt trùng khô.

Đối với người lớn khỏe mạnh và trẻ em nếu mắc nấm miệng: nên ăn sữa chua không đường có thể giúp giảm nhiễm trùng. Sữa chua có thể khôi phục các loại vi khuẩn tại miệng. Đồng thời bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc chống nấm.

Đối với người lớn bị yếu hệ thống miễn dịch hoặc bệnh nhân ung thư: bác sĩ sẽ khuyên nên sử dụng một thuốc kháng nấm ở dạng viên nén, viên ngậm hoặc dung dịch ngậm, súc miệng.

Nguồn: Lê Trinh – benhlyxuongkhop.net

Tin liên quan

Tin khác

Tin mới