Theo các chuyên gia thì khi bị rối loạn tiền đình thì bạn cần làm một số hướng dẫn dưới đây để khắc phục được sự ảnh hưởng của chứng bệnh này đối với sức khỏe?
- Làm sao để biết bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt?
- Điểm danh thực phẩm dành riêng cho người mắc chứng tâm thần phân liệt
- Điểm danh 4 bệnh thần kinh sẽ di truyền từ đời này sang đời khác
Bác sĩ khuyên bạn nên làm gì khi bị rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình có những loại nào?
Là một trong những chứng bệnh thần kinh cần được điều trị từ sớm với những dấu hiệu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của bạn. Theo bạn nếu bạn có những triệu chứng dưới đây thì bạn không điều trị sớm như: thường xuyên cảm thấy bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… rất khó chịu. Bệnh có thể tái lại nhiều lần do nhiều nguyên nhân và được chia làm 2 loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Dựa vào đó mà các chuyên gia có thể đề ra cách điều trị hiệu quả. Cụ thể là 2 loại dưới đây:
Thứ nhất, Rối loạn tiền đình ngoại biên: Là bệnh thường gặp với biểu hiện là thường xuyên cảm thấy chóng mặt khi thay đổi tư thế. Với các chuyên gia trên thực tế thì đây là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm mà chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu trong cuộc sống. Cơn chóng mặt ấy vẫn xuất hiện htoansg qua và xuất hiện khi bệnh nhân thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, đi đứng bình thường. Việc này do nguyên nhân là tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu…Vì thế bạn cần chú ý đến rối loạn thần kinh ngoại biên để điều trị khắc phục các triệu chứng nguy hiểm trên.
Rối loạn tiền đình có những loại nào?
Thứ hai, Rối loạn tiền đình trung ương là bệnh rất thường gặp ở bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não. Bệnh lý khiến cho người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh bị choáng váng, chóng mặt, nhiều khi tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói và còn nhiều biểu hiện nguy hiểm hơn. So với rối loạn thần kinh ngoại biên thì bệnh này nguy hiểm hơn. Bởi nguyên nhân do tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng. Lý do là bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu. Viêc này có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình trung ương.
Chuyên gia khuyên bạn nên làm gì khi mắc rối loạn tiền đình?
Bên cạnh bệnh lý về xương khớp, người cao tuổi còn dễ mắc chứng rối loạn tiền đình khi thay đổi tư thế sinh hoạt. Theo đó, khi bạn bị bệnh thì nên làm gì? Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia về bệnh thần kinh. Với người bị bệnh này thì việc dùng thuốc để phòng ngừa nhất là khi di chuyển bằng tàu xa bởi vì nếu không có thể gây hại cho sức khỏe. Nên tập trung một số cách khác để phân tán sự tập trung của bệnh nhân như giải trí bằng cách nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì càng tốt để giảm nguy cơ gây bệnh.
Chuyên gia khuyên bạn nên làm gì khi mắc rối loạn tiền đình?
Ngoài ra, có những biện pháp tự kỷ ám thị cũng giúp tránh xuất hiện cơn như dán cao, bôi dầu…Một số cách để tránh khi đi tàu xe là ăn uống đồ nhẹ, không ăn quá nhiều, quá no hoặc để quá đói. Bạn nên tự trang bị một cách xử lý khi bệnh nhân bị tai nạn, chóng mặt bất ngờ. Cũng nên chuẩn bị một số loại thuốc chống nôn hay cắt cơn để giảm nguy cơ gây bệnh rối loạn tiền đình. Loại bỏ tất cả các yếu tố khiến bệnh nhân bị nôn. Bạn nên để cho bệnh nhân ngồi ở không khí thoáng đãng, không nên di chuyển nhiều tránh gây nguy hiểm và có thể bị chấn thương. Bạn cũng có thể dùng ít nước đường hay khoáng chất để nâng sức đề kháng cho bệnh nhân.
Trang Minh