Theo các bác sĩ chuyên khoa chữa bệnh tim mạch cho biết, bệnh huyết áp thấp thời gian đầu có thể chưa để lại những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu người bệnh không tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, duy trì một chế độ ăn uống khoa học thì rất có thể bệnh sẽ trở thành căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
- Dược sĩ tư vấn cách dùng thuốc chữa huyết áp thấp thế nào hiệu quả?
- Những thực phẩm người bị huyết áp thấp tuyệt đối không nên ăn
- Nguyên nhân gây bệnh huyết áp là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp
Nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, bệnh huyết áp thấp có thể hình thành từ một số nguyên nhân sau đây:
- Tâm dương bất túc: Thường gặp ở người thanh nữ và người cao tuổi, có biểu hiện: Váng đầu hoa mắt tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ , ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt bệu , rêu trắng nhuận , mạch hoãn vô lực hoặc trầm tế
- Tâm tỳ hư: Ở thể bệnh này, bệnh nhân có các dấu hiệu như: Váng đầu, hồi hộp, thở ngắn, tinh thần mỏi mệt, chân tay vô lực sợ lạnh tự, hón ăn kém, ăn xong bụng đầy lưỡi nhạt rêu trắng hoạt mạch hoãn vô lực
- Tỳ thận dương hư: Có biểu hiện: Váng đầu, ù tai mất ngủ mệt mỏi ngắn hơi, ăn kém đau lưng mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh liệt dương, tiểu tiện đi đêm lưỡi nhạt rêu trắng mạch trầm nhược.
- Khí âm hư: Có biểu hiện: Đau đầu chóng mặt, miệng khát họng khô, lưỡi thon đỏ ít rêu, khô mạch tế sác
Tuy nhiên, theo Tây Y, bệnh huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh – mạch máu (bệnh huyết áp thấp) thường gặp ở phụ nữ trẻ; với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).
Người mắc bệnh huyết áp thấp nên duy trì chế độ ăn uống như thế nào?
Người mắc bệnh huyết áp thấp nên duy trì chế độ ăn uống như thế nào?
Để bệnh huyết áp thấp về chỉ số bình thường, những người có huyết áp thấp bệnh lý cần thực hiện các quy tắc về ăn uống mà các bác sĩ đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược giới thiệu sau đây:
Giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ, nhưng theo thống kê, hầu hết đều thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu gây ra cảm giác khó chịu, người mệt mỏi. Thói quen này làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu và cuối cùng dẫn đến người bệnh bị tụt huyết áp. Vì vậy, phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày (ăn giảm khối lượng, tức chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). Không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như: cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.
Đặc biệt, chất caffein trong cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp, ngày có thể uống 1-2 cốc cà phê đặc, tốt nhất là cà phê không tan tự pha. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống quá 2 cốc/ngày để tránh bị nghiện, mất ngủ, rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, vì cà phê gây kích thích tiết dịch vị dạ dày nên những người bị viêm loét dạ dày hay bị bệnh đau dạ dày nên uống với bột kem cà phê. Nếu không uống được cà phê thì có thể thay thế bằng nước chè đặc. Nếu trong trường hợp bệnh huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.
Người mắc bệnh huyết áp nên thường xuyên vận động để tăng cường sức khỏe
Ngoài chế độ ăn uống thì những người mắc bệnh huyết áp thấp nên dùng nhiều muối hơn, tăng lượng nước uống hàng ngày vào cơ thể. Đồng thời vận động thể dục, tập thể thao thường xuyên để duy trì sức khỏe và tránh xa các đồ uống có cồn. Những thông tin về các bệnh lý sẽ tiếp tục được chúng tôi cập nhật đến các độ giả trong số bài viết tiếp theo.
Nguồn: benhlyxuongkhop.net